Trình tự Xét xử công minh (12) – Phần 2: Quyền con người trong phiên tòa – Chương 11: Quyền bình đẳng trước pháp luật và tòa án

Bản dịch của [rollinglinks]Vũ Quốc Ngữ[/rollinglinks]

(Defend the Defenders)

Nguồn: Amnesty International

PHẦN 2- Quyền tại tòa án

Chương 11 Quyền bình đẳng trước pháp luật và tòa án

Chương 12 Quyền được xét xử bởi một tòa án đúng thẩm quyền, độc lập và không thiên vị, được thành lập theo pháp luật

Chương 13 Quyền tranh luận công bằng

Chương 14 Quyền tranh luận công khai

Chương 15 Các giả định vô tội

Chương 16 Quyền không bị ép buộc để buộc tội chính mình

Chương 17 Loại trừ các bằng chứng thu được từ việc vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế

Chương 18 Cấm áp dụng hồi tố các luật hình sự và nguy cơ kép

Chương 19 Quyền được xét xử không chậm trễ

Chương 20 Quyền được tự bào chữa hoặc bào chữa bởi luật sư

Chương 21 Quyền có mặt tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm

Chương 22 Quyền gọi và chất vấn nhân chứng

Chương 23 Quyền có thông dịch viên và dịch thuật

Chương 24 Bản án

Chương 25 Trừng phạt

Chương 26 Quyền kháng cáo và xét xử lại

 ___________

Chương 11- Quyền bình đẳng trước pháp luật và tòa án

trinh tu-xet-xu-cong-minh

Bảo đảm bình đẳng trong xét xử có nhiều mặt. Nó cấm luật có sự phân biệt và cấm sự phân biệt đối xử trong việc thực thi pháp luật. Nó bao gồm các quyền bình đẳng trước pháp luật và quyền được bảo vệ một cách bình đẳng bởi luật, bình đẳng trước xét xử và đối xử công bằng của tòa án; và được tiếp cận một cách bình đẳng với các tòa án.

11.1 Quyền bình đẳng trước pháp luật

11.2 Quyền bình đẳng trước tòa án

11.2.1 Quyền được đối xử bình đẳng bởi các tòa án

11.3 Quyền được tiếp cận bình đẳng với các tòa án

__________

11.1 Quyền bình đẳng trước pháp luật

Tất cả mọi người có quyền bình đẳng trước pháp luật và được bảo vệ bình đẳng bởi pháp luật.

Quyền được bảo vệ bình đẳng của luật pháp nghiêm cấm phân biệt đối xử trong luật pháp hoặc thực hành trong hành chính tư pháp hình sự. Điều này không coi tất cả sự khác biệt là phân biệt đối xử, mà chỉ có những khác biệt không dựa trên các tiêu chí hợp lý và khách quan và không nhằm mục đích hoặc tương ứng để đạt được mục tiêu hợp pháp. Nó có nghĩa là thẩm phán, công tố viên và các quan chức thực thi pháp luật có trách nhiệm đảm bảo sự bình đẳng của pháp luật và tôn trọng và bảo vệ việc cấm phân biệt đối xử. (Xem Chương 12- Sự vô tư của các thẩm phán và bồi thẩm đoàn.)

Các quốc gia cần xem xét lại pháp luật hiện hành và dự thảo luật để đảm bảo rằng chúng không có sự phân biệt đối xử. Các quốc gia phải theo dõi việc thực thi pháp luật và các quy định hiện hành để đảm bảo rằng chúng không có tác động phân biệt đối xử. Các nước phải sửa đổi pháp luật và thực tiễn cần thiết để loại bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử và bảo đảm bình đẳng.

Ví dụ về luật hình sự có phân biệt đối xử bao gồm những luật: cho phép hình phạt tăng dựa trên tình trạng pháp lý của một công dân nước ngoài trong quốc gia; hình sự hóa một người khi người này thay đổi tôn giáo của mình; tội phạm hoạt động tình dục tự nguyện giữa người lớn cùng giới; tha tội cho những người đàn ông nếu họ kết hôn với một người phụ nữ mà họ đã hãm hiếp; hoặc không hình sự hóa tội phạm hiếp dâm trong hôn nhân.

Ví dụ về pháp luật tố tụng có phân biệt đối xử bao gồm: pháp luật tôn trọng lời khai của đàn ông hơn phụ nữ, yêu cầu nó được chứng thực; và luật hiếp dâm mà cho phép sử dụng lịch sử tình dục và hành vi của nạn nhân như những bằng chứng không liên quan hoặc không cần thiết đến vụ án, hoặc đòi hỏi phải có bằng chứng về bạo lực để chứng minh cho sự không đồng ý.

Ví dụ thực hiện phân biệt đối xử của pháp luật bao gồm: truy tố nhắm mục tiêu là một nhóm dân tộc thiểu số, luật phòng chống khủng bố nhắm vào một nhóm người cụ thể, liên tục giam cầm và bắt bớ một số cá nhân vì những quan điểm chính trị của họ, luật hình sự về tội ngoại tình thực thi chủ yếu đối với phụ nữ; thất bại trong việc điều tra và truy tố các vụ bạo lực đối với phụ nữ, coi bạo lực chống lại phụ nữ như vấn đề cá nhân mà không phải là hình sự; và sự thất bại trong việc điều tra động cơ phân biệt đối xử có thể cho một tội phạm.

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã nhiều lần kêu gọi các nước đảm bảo rằng luật chống khủng bố không phải là phân biệt đối xử.

11.2 Quyền bình đẳng trước tòa án

Tất cả mọi người có quyền bình đẳng trước tòa án. Quyền này áp dụng cho cả công dân nước ngoài và người không quốc tịch.

Nguyên tắc chung của các quy tắc này có nghĩa là tất cả mọi người được quyền tiếp cận bình đẳng với tòa án, và không có phân biệt đối xử với các bên tham gia phiên tòa. Đây là một “yếu tố quan trọng bảo vệ quyền con người và phục vụ như là một phương tiện thủ tục để bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật “.

Quyền bình đẳng trước tòa án yêu cầu các quốc gia để loại bỏ định kiến ​​phân biệt đối xử

mà có thể ảnh hưởng đến sự công bằng của tố tụng hình sự. Các thành phần của bộ máy tư pháp, công tố và cảnh sát phải phản ánh sự đa dạng của cộng đồng mà họ phục vụ. Ngoài ra, thẩm phán, công tố viên và các quan chức thực thi pháp luật phải được đào tạo về việc cấm phân biệt đối xử, những biểu hiện khác nhau của nó và pháp luật để trừng phạt sự phân biệt đối xử.

Quyền bình đẳng trước tòa án yêu cầu các trường hợp tương tự sẽ được xử lý tương tự trong quá trình thủ tục tố tụng. Quyền này nghiêm cấm việc tạo ra các thủ tục đặc biệt hoặc các tòa án đặc biệt cho một số loại hành vi phạm tội hoặc nhóm người, trừ khi có những căn cứ khách quan và hợp lý để biện minh cho những sự phân biệt như vậy.

Không bao giờ có căn cứ khách quan và hợp lý để một người phải chịu một tố tụng hình sự đặc biệt và toà án đặc biệt dựa trên cơ sở chủng tộc, màu sắc, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính trị hay quan điểm khác, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản, hoặc tình trạng khác. Luật pháp quốc tế cấm có sự phân biệt đối xử dựa trên các cơ sở trên, ví dụ, Điều 2 và 26 của ICCPR. Về nguyên tắc, thủ tục bảo lãnh ít hơn trong vụ án hình sự “chính trị” so với việc áp dụng trong các vụ án bình thường khác là không phù hợp với quyền bình đẳng trước tòa án.

Trong các thủ tục tố tụng liên quan đến khủng bố, có sự quan ngại về các phiên tòa đặc biệt, ví dụ như các phiên tòa không có bồi thẩm đoàn như ở Bắc Ireland hoặc việc xét xử dân thường bởi các tòa án quân sự ở Tunisia, nơi mà sự kháng cáo của người bị kết án ít có kết quả. Mối quan ngại cũng dấy lên về các phiên tòa đặc biệt (Các ủy ban quân sự của Mỹ ở vịnh Guantanamo) được sử dụng chỉ để xét xử những người không quốc tịch, vì các tòa án này vi phạm việc cấm phân biệt và nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật.

Ủy ban về xóa bỏ phân biệt chủng tộc đã bày tỏ quan ngại về áp dụng các luật hình sự của Israel một cách khác nhau tùy vào việc người bị cáo là người Israel hoặc người Palestine, dẫn đến việc người Palestine phải nhận mức án nặng hơn cho một vụ việc tương tự.

Mối quan ngại cũng đã được đặt ra về phân biệt đối xử theo một số luật tục thực hành và tòa án. (Xem Chương 29- Tòa án đặc biệt, tòa chuyên ngành và tòa quân sự quân sự.)

11.2.1 Quyền được đối xử bình đẳng trước tòa

Đối xử bình đẳng bởi các tòa án trong vụ án hình sự yêu cầu bên bào chữa và truy tố được đối xử một cách để đảm bảo sự bình đẳng của hai bên trong việc chuẩn bị và trình bày trường hợp của mình (xem Chương 13 phần 2- Sự bình đẳng của các bên).

Mỗi bị cáo có quyền được đối xử bình đẳng với những người bị buộc tội tương tự khác, mà không có sự phân biệt đối xử dựa trên bất kỳ cơ sở bị cấm nào. Đối xử bình đẳng trong bối cảnh này không có nghĩa là đối xử tương tự mà nó có nghĩa là nơi mà các tình tiết khách quan tương tự, phản ứng của hệ thống tư pháp nên được tương tự. Sự bình đẳng sẽ bị phá vỡ nếu tòa án hoặc quyết định truy tố được thực hiện trên cơ sở phân biệt đối xử.

Vi phạm quyền được đối xử bình đẳng bởi các tòa án bao gồm: thất bại trong việc chỉ định luật sư bào chữa có hiệu quả cho những người không có khả năng chi trả; không cung cấp thông dịch viên đủ trình độ khi có yêu cầu; những thực hành liên quan đến một nhóm dân tộc hay chủng tộc hoặc những người bị ảnh hưởng bởi bệnh tâm thần trong các cơ sở giam giữ và nhà tù; sự khoan dung không tương xứng đối với những người bị kết án về bạo lực trên cơ sở giới tính; không trừng phạt hay tha bổng cho các cán bộ thực thi pháp luật bị kết tội vi phạm nhân quyền.

11.3 Quyền được tiếp cận bình đẳng với tòa án

Tất cả mọi người, kể cả những người bị cáo buộc phạm tội và nạn nhân của tội phạm, có quyền bình đẳng tiếp cận với các tòa án, mà không phân biệt đối xử. (Xem Chương 22 phần 4 về những tiêu chuẩn bổ sung và thông tin liên quan đến nạn nhân.)

Nghĩa vụ tôn trọng quyền này đòi hỏi các quốc gia thành lập các tòa án và đảm bảo rằng các tòa án này có thể tiến hành xét xử công bằng. Những toà án như vậy phải được đặt ở những nơi mà nhân dân cả nước có thể tiếp cận, bao gồm cả khu vực nông thôn, và phải có thể tiếp cận bởi người khuyết tật. Các quốc gia cũng phải đảm bảo trợ giúp pháp lý có hiệu lực trên toàn quốc, thông dịch viên chuyên nghiệp và phiên dịch cho những người không nói và hiểu ngôn ngữ được sử dụng trong tòa án, cũng như các chương trình bảo vệ nhân chứng. Tòa án phải đảm bảo khả năng tiếp cận thủ tục tố tụng đối với người khuyết tật. (Xem Chương 8 phần 3 mục 2 và Chương 9 phần 5, Chương 23 về phiên dịch và dịch thuật, và Chương 22 phần 4- Quyền của nạn nhân và nhân chứng).

Sự sẵn có của trợ giúp pháp lý có hiệu lực xác định xem một người có thể bảo vệ quyền lợi của mình, tham gia tố tụng trong một cách có ý nghĩa, hoặc truy cập công lý thông qua các tòa án. Các quốc gia phải đảm bảo trợ giúp pháp lý hữu hiệu cho trước khi xét xử, xét xử và quyền kháng cáo trong các vụ án hình sự, và cũng để đòi hỏi biện pháp khắc phục cho những vi phạm bị cáo buộc, nếu có, ví dụ như trong trường hợp hình phạt tử hình. (Để biết thông tin về quyền trợ giúp pháp lý xem Chương 3 phần 4, Chương 20 phần 3 mục 2 và Chương 22 phần 4- về nạn nhân và nhân chứng).

Tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả tòa án yêu cầu tôn trọng quyền được công nhận là con người trước pháp luật, quyền bị vi phạm, ví dụ, khi bị giam giữ ngoài pháp luật, bao gồm cả giam giữ biệt tích.

Công dân nước ngoài và những người không quốc tịch trên lãnh thổ của một quốc gia có quyền được hưởng quyền tiếp cận các tòa án trên cơ sở bình đẳng cho công dân.

Phụ nữ có quyền tiếp cận các tòa án trên cơ sở bình đẳng với nam giới. Đại hội đồng Liên Hợp quốc kêu gọi các quốc gia bảo đảm sự trợ giúp pháp lý cho tất cả những người phụ nữ là nạn nhân của bạo lực, để họ có thể quyết định về thủ tục pháp lý.

Trong số những trở ngại để tiếp cận với tòa án bị cấm theo luật quốc tế là ân xá, tha bổng hoặc miễn trừ mà ngăn cản truy tố hoặc trừng phạt cho tội ác chiến tranh, diệt chủng, tội ác chống lại loài người và tội phạm khác theo luật quốc tế. Những hạn chế đối với các tội ấy cũng không phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Hết Chương 11

Đón đọc Chương 12- Quyền được xét xử bởi một tòa án đúng thẩm quyền, độc lập và không thiên vị, được thành lập theo pháp luật