Công an Bình Dương hỏi gì và không nói gì với Nguyễn Thiện Nhân?

Nhưng vào lần này và lồng trong bối cảnh Nhà nước Việt Nam đã thỏa thuận trước Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc về mở rộng không gian cho Xã hội dân sự tại quốc gia này, cùng tiến trình đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang ở vào chặng đua nước rút, đã không có yêu cầu nào từ phía Công an Bình Dương đối với anh Nguyễn Thiện Nhân về việc Hội NBĐLVN phải “tự giải tán”, hoặc hội viên phải rời Hội.

nguyen thien nhan 1

IJAVN | 24/9/2014

Như VNTB đã thông tin, cây bút Nguyễn Thiện Nhân – người có mặt trong nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc và hiện là hội viên Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, đã được Công an Bình Dương “mời” làm việc vào buổi chiều ngày 23/9/2014 tại trụ sở công an Phường Bình Hòa.

Theo lời thuật của anh Nguyễn Thiện Nhân với VNTB, trong 4 người “tiếp khách”, duy nhất một người mang sắc phục an ninh và không người nào đeo bảng tên.

Tuy vậy, điều đáng ghi nhận đầu tiên là thái độ tôn trọng nhất định và lối cư xử có thể coi là chừng mực của Công an Bình Dương với hội viên Hội NBĐLVN.

Hỏi và tranh luận

Nội dung đầu tiên của buổi làm việc là phía công an muốn anh Nguyễn Thiện Nhân xác nhận những bài anh viết đã đăng trên web VNTB), gồm:

1. “Làm sao để thoát “Thanh trừng nội bộ”? (http://www.ijavn.org/2014/08/vntb-lam-sao-e-thoat-thanh-trung-noi-bo.html)

2. “Khủng hoảng ngân sách trầm trọng và nguy cơ đổ vỡ nền kinh tế” (http://www.ijavn.org/2014/08/vntb-khung-hoang-ngan-sach-tram-trong.html)

3. “Xử Bùi Hằng – Chính quyền thua toàn diện” (http://www.ijavn.org/2014/08/xu-bui-hang-chinh-quyen-thua-toan-dien.html)

4. “Hãy từ bỏ chủ nghĩa xã hội” (http://www.ijavn.org/2014/09/hay-tu-bo-chu-nghia-xa-hoi-phan-1.html)

Sau đó là những nội dung khác như::

– Tham gia Hội: thời gian tham gia? Tự tìm kiếm hay ai giới thiệu?

– Vai trò, trách nhiệm, quyền lợi của anh Nguyễn Thiện Nhân trong Hội?

– Ngoài viết bài, anh Nguyễn Thiện Nhân còn tham gia những hoạt động nào của Hội?

– Đi họp mấy lần? Những ai họp?

– Ban lãnh đạo Hội? Ai quản trị điều hành web?

– Facebook của Hội?…

Anh Nguyễn Thiện Nhân nhớ lại “Cuộc sống dập vùi từ bé khiến tôi có cảm nghĩ mình phải hoàn thành sứ mệnh hơn là tính toán hơn thiệt cho bản thân.

Chim có tổ, người có tông. Không nghĩ cho mình cũng phải nghĩ cho người thân. Bên nước bên nhà thì quả là khó trọn vẹn cả hai.

Những điều tôi viết là từ chính suy nghĩ của mình, song nó đã làm cho Đảng CSVN khó chịu. Tuy nhiên, xét từng cá nhân trong đảng thì những bài viết của tôi đã tác động đến họ theo những cung bậc khác nhau.

Xử tôi hay không xử? Câu này tôi tự hỏi mình, và tôi biết chính quyền cũng đặt cùng câu hỏi như thế với tôi.

Điều tôi muốn nói rằng chính quyền luôn nghiên cứu đối tượng trước khi quyết định xử hay không xử chứ không phải luôn luôn là ‘đủ bằng chứng hay chưa’. Tôi cho rằng nếu họ đem xử tôi thì đấy là chỉ dấu cho thấy sự trỗi dậy của xu hướng thần phục Trung cộng. Nói không ngoa, việc xử hay không xử tôi một phần do “đại cục”.

Nhưng dù tình huống nào đi nữa, thì chính quyền luôn có những động thái nhằm ‘hãm phanh’ những người có tư tưởng ủng hộ đa nguyên và kêu gọi đa đảng”.

Khi phía công an bày tỏ quan điểm “công an làm nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền”, tác giả Nguyễn Thiện Nhân đã khuyên công an “hãy vì nhân dân, vì đất nước”.

Về sự ra đời của Hội NBĐLVN, phía công an nói họ căn cứ vào 2 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ, quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP để cho rằng Hội hoạt động bất hợp pháp.

Nhưng anh Nguyễn Thiện Nhân phản biện: “Tôi không đồng ý vì nghị định là văn bản dưới lại hạn chế quyền của của dân đã ghi trong Hiến pháp. Chúng tôi hoạt động căn cứ vào:

– Điều 20 tuyên Ngôn quốc tế nhân quyền: “Mọi người đều có quyền tự do họp hành và tham gia hiệp hội một cách hoà bình”.

– Điều 19 tuyên Ngôn quốc tế nhân quyền: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bâày tỏ quan điểm; kể cả tự do bảo lưu ý kiến không phụ thuộc vào bất cứ sự can thiệp nào, cũng như tự do tìm kiếm, thu nhận, truyền bá thông tin và ý kiến bằng bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào và không giới hạn về biên giới”.

– Điều 19.2 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Liên Hiệp Quốc biểu quyết năm 1966, Việt Nam tham gia năm 1982: “Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ý kiến, không phân biệt ranh giới, bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng nào khác theo sự lựa chọn của mình”.

– Hiến pháp Việt Nam, Điều 25: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Không riêng gì Hiến pháp 2013, các hiến pháp trước đây xét từ sau ngày thống nhất đất nước (1975) đến nay đều thừa nhận quyền tự do ngôn luận và lập hội của người dân. Nhưng nay đã 39 năm mà Quốc hội dưới sự lãnh đạo của Đảng vẫn chưa luật hóa quyền này. Điều đó cho thấy Đảng, Quốc hội đã không làm tròn trách nhiệm của mình, không ra Luật lập hội, Luật biểu tình, gây ra trình trạng “treo hiến pháp”… nên không được ngăn người dân thực hiện quyền của mình.

Vì vậy, để không bị vi phạm tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và công ước quốc tế về các quyền chính trị và dân sự, Chính phủ không nên xem Hội NBĐLVN là tổ chức “bất hợp pháp”.

Tôi cho rằng không được cho rằng hoạt động của tôi vi phạm pháp luật”.

Cuối cùng, phía công an đánh giá “có thiện chí hợp tác” và đề nghị thêm “mai mốt gặp nhau cafe tâm tình, trao đổi thẳng thắn”

Những điều công an không nói

Vào thời gian nửa đầu năm 2014, đặc biệt khi diễn ra làn sóng biểu tình phản đối Trung Quốc lan khắp các vùng đất nước, công an một số địa phương thường “gọi hỏi” và yêu cầu các hội nhóm dân sự độc lập phải “tự giải tán”.

Nhưng vào lần này và lồng trong bối cảnh Nhà nước Việt Nam đã thỏa thuận trước Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc về mở rộng không gian cho Xã hội dân sự tại quốc gia này, cùng tiến trình đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang ở vào chặng đua nước rút, đã không có yêu cầu nào từ phía Công an Bình Dương đối với anh Nguyễn Thiện Nhân về việc Hội NBĐLVN phải “tự giải tán”, hoặc hội viên phải rời Hội.

Cũng không có bất cứ nhận định nào từ phía công an về “Hội NBĐL là tổ chức đối lập chính trị” như một số luận điểm tuyên giáo về “phòng, chống diễn biến hòa bình” tung ra ngay sau khi Hội NBĐLVN ra đời vào đầu tháng 7/2014.

Vào đầu tháng 8/2014, trong một buổi bị triệu tập đến Cơ quan an ninh điều tra, Công an TP.HCM, Chủ tịch Hội NBĐLVN cũng ghi nhận đã không có đánh giá nào từ phía lực lượng an ninh về việc “Hội NBĐL là tổ chức đối lập chính trị”. Cũng không có đề nghị hoặc yêu cầu nào về việc hội này phải tự giải tán và hội viên phải tự rút ra khỏi Hội.

Ở một chiều cạnh khác, có một sự việc đáng suy ngẫm không kém diễn ra gần đây là vào đầu tháng 9/2014, trong bối cảnh vòng đàm phán cấp cao về TPP đang diễn ra tại Hà Nội, cũng lần đầu tiên tin tức về Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) thỏa thuận sẽ phát sóng ngắn nay trên Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) được tiết lộ, nhà báo Phạm Chí Dũng đã nhận được đề nghị phỏng vấn từ Đài truyền hình Việt Nam (VTV) với những giải thích cụ thể từ phóng viên đài này:

– Nội dung phỏng vấn: về vấn đề nhân quyền để thế giới thấy Nhà nước VN đang tích cực hội nhập quốc tế.

– Kênh phát: Tạp chí nhân quyền.

– Tư cách người được phỏng vấn: nêu rõ “Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập VN”.

Phóng viên VNTB