Thư hồi đáp của EU gửi Bs Nguyễn Đan Quế – Đồng Chủ tịch Hội Cựu Tù nhân Lương tâm VN

Cuộc đối thoại nhân quyền tăng cường đã được tiến hành vào đầu năm 2012 và tổ chức hàng năm là công cụ quan trọng của chúng tôi để thảo luận về nhân quyền và lên tiếng với chính quyền. Nó phục vụ để giữ cho vấn đề nhân quyền nằm ở tốp cao của chương trình nghị sự song phương và là một lời nhắc nhở liên tục Việt Nam cần cải thiện thành tích nhân quyền của họ trong suốt quá trình phê chuẩn PCA và kết luận của FTA. Cuộc đối thoại cũng là dịp để nêu ra các trường hợp cụ thể về các nhà hoạt động nhân quyền mà chúng tôi thường xuyên cập nhật danh sách Người cần quan tâm (POC). Bà Bùi Thị Minh Hằng mà quý vị đề cập trong lá thư ngỏ, có trong danh sách POC của EU.

EU 2

Bản dịch của [rollinglinks]Trang Thiên Long[/rollinglinks] (DTD)
CTNLT | 25/9/2014

Brusels, Bỉ quốc|ngày 24/9/2014

Ref. Ares(2014)3136897.

LATKvM/bp (eeas.i.a.3(2014)3388632)

Thưa Quý vị!

Cảm ơn quý vị rất nhiều vì bức thư ngỏ ngày 24/8/2014 gửi đến Chủ tịch Barroso về tình hình những người bảo vệ quyền con người vào đêm trước của chuyến thăm Việt Nam 25-26/8 của ông ấy. Ngài Chủ tịch đã yêu cầu tôi thay mặt trả lời lá thư của quý vị.

Trong thời gian ở Việt Nam, Ngài Chủ tịch đã có cuộc thảo luận mang tính xây dựng và toàn diện với các nhà lãnh đạo nhà nước về mọi mặt quan hệ EU-Việt Nam và rõ ràng có luôn cả thảo luận về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Như quý vị đã nêu ra trong lá thư ngỏ về Nghị quyết của Nghị viện châu Âu cuối tháng tư, Cộng đồng Âu châu cam kết thúc đẩy tôn trọng nhân quyền và tự do cơ bản tại Việt Nam và những nơi khác như một phần của chính sách đối ngoại của mình. Tôn trọng các nguyên tắc dân chủ và quyền con người là yếu tố quan trọng của Hiệp định Đối tác và Hợp tác EU-Việt Nam (PCA) được ký kết vào tháng 6 năm 2012 và hiện đang trong quá trình phê duyệt. Chúng tôi cũng nhắm đến xây dựng một liên kết thể chế và pháp lý giữa PCA với Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mà hiện đang đàm phán với Việt Nam. Cách tiếp cận ngang này đảm bảo rằng các quyền và nguyên tắc nhân quyền cơ bản là những yếu tố quan trọng của quan hệ song phương khi thương mại hình thành giữa các bên.

Cuộc đối thoại nhân quyền tăng cường đã được tiến hành vào đầu năm 2012 và tổ chức hàng năm là công cụ quan trọng của chúng tôi để thảo luận về nhân quyền và lên tiếng với chính quyền. Nó phục vụ để giữ cho vấn đề nhân quyền nằm ở tốp cao của chương trình nghị sự song phương và là một lời nhắc nhở liên tục Việt Nam cần cải thiện thành tích nhân quyền của họ trong suốt quá trình phê chuẩn PCA và kết luận của FTA. Cuộc đối thoại cũng là dịp để nêu ra các trường hợp cụ thể về các nhà hoạt động nhân quyền mà chúng tôi thường xuyên cập nhật danh sách Người cần quan tâm (POC). Bà Bùi Thị Minh Hằng mà quý vị đề cập trong lá thư ngỏ, có trong danh sách POC của EU. Khi bà bị kết án vào ngày 26 tháng 8 cùng với hai nhà hoạt động khác, Trưởng Phái đoàn EU tại Hà Nội trong một thông báo đăng trên trang web ngày 28/8 đã bày tỏ quan ngại sâu sắc và nhắc lại lời kêu gọi mạnh mẽ Việt Nam hãy thả tất cả những người vận động nhân quyền ôn hòa trong nước và nhấn mạnh quyền cơ bản cho tất cả mọi người để giữ ý kiến và tự do bày tỏ ý kiến ​​của họ một cách ôn hòa. Những thông điệp như vậy được công bố thường xuyên và Phái đoàn EU cùng với các nước thành viên của EU cũng nhiều lần yêu cầu được tham dự các phiên tòa xét xử và thăm viếng các tù nhân có trong danh sách Người cần quan tâm của chúng tôi.

Hơn nữa, chúng tôi cũng nêu vấn đề nhân quyền ở tất cả các cấp quan hệ, như ở Việt Nam chẳng hạn, trong chuyến thăm của Chủ tịch Barroso hoặc thông qua Phái đoàn EU hoặc tại Brussels, Bỉ quốc. Phái đoàn EU cũng thường xuyên gặp gỡ và tích cực hỗ trợ một xã hội dân sự của Việt Nam và sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu này. Các cuộc hội họp nhằm phối hợp chặt chẽ với các đối tác quốc tế (và cùng với chính quyền) và với các tổ chức xã hội dân sự đang được tiến hành trong năm nay để theo dõi việc thực hiện các khuyến nghị mà Việt Nam đã chấp thuận trong Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Hãy để tôi lặp lại rằng UPR đã là một phương tiện thành công. Việt Nam đã tham gia một cách có xây dựng và đã chấp nhận một số lượng lớn các khuyến nghị thực hiện.

Hãy để tôi kết luận lá thư này với lời bảo đảm rằng mối quan hệ thương mại chặc chẽ hơn giữa EU-Việt Nam sẽ không làm phương hại đến nhân quyền. Cổ vũ nhân quyền sẽ vẫn là một phần không thể thiếu trong tiến trình bang giao của chúng tôi với Việt Nam.

Ugo Astuto

Giám đốc Đối ngoại EU đặc trách Khu vực Nam và Đông Nam Á.

EUEU 1