Human Rights Watch: Việt Nam phải dừng ngay việc đàn áp các nhà đấu tranh nhân quyền

hrwBản dịch của [rollinglinks]Vũ Quốc Ngữ[/rollinglinks] (DTD)

Ngày 13/2/2014, HRW

Hành động của cảnh sát Việt Nam đối với Nguyễn Bắc Truyền là một phần của việc vi phạm nhân quyền một cách thường xuyên. Nó dường như là một hành động đáng xấu hổ nhằm vào các nhà đấu tranh nhân quyền. Các nhà viện trợ nước ngoài và các tổ chức quốc tế, những tổ chức muốn nhìn thấy cải cách ở Việt Nam, nên kêu gọi Chính quyền Việt Nam dừng ngay các hành động vi phạm của lực lượng an ninh.

Brad Adam, giám đốc khu vực châu Á của HRW

Hôm mùng 9 tháng 2, mấy ngày trước ngày cưới của cựu tù nhân chính trị- luật sư Nguyễn Bắc Truyền, công an Việt Nam đã tạm giữ ông, tổ chức Quan sát nhân quyền (Human Rights Watch- HRW) nói. Cảnh sát cũng tạm giữ vợ chưa cưới của luật sư, cô Bùi Thị Kim Phượng và một số khách của gia đình. Mặc dù ông Truyền bị truy hỏi về một số vấn đề kinh tế, nhưng việc bắt giữ liên quan đến những hoạt động giúp đỡ các tù nhân chính trị khác của ông gần đây.

Theo những phỏng vấn và tư liệu của ông Truyền và những người có mặt trong vụ bắt bớ đăng tải trên các websites không thuộc chính phủ, hàng trăm cảnh sát và mật vụ bao vây ngôi nhà của ông ở tỉnh Đồng Tháp, và sau khi đường internet bị cắt, cảnh sát đã tràn vào nhà, đập phá nhiều đồ đạc và bắt ông mang đi xa. Người vợ chưa cưới cũng bị tạm giữ vài giờ. Trong bài phỏng vấn của đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), ông Truyền cho biết cảnh sát đã khóa tay ông và bịt mắt đưa ông ra khỏi nhà hôm mùng 9 tháng 2 tới một nơi để tra hỏi về tài chính của một công ty của ông trước đây, trước khi trả tự do cho ông vào ngày 10 tháng 2.

Đầu tháng 2 năm nay, ông Truyền tiếp tục viết các bài chỉ trích Chính phủ Việt Nam, cụ thể là tố cáo việc giam giữ tù nhân chính trị Nguyễn Hữu Cầu, một người bị giam giữ từ năm 1982. Ông Cầu đã được chính quyền hứa là trả tự do trước tết nguyên đán Giáp Ngọ. Tuy nhiên, chính quyền cộng sản không thực hiện hành vi nhân đạo này.

Chính quyền Việt Nam thường xuyên sử dụng những tội danh kinh tế để đàn áp và buộc tội những người đấu tranh nhân quyền và blogger, ông Brad Adams, giám đốc khu vực châu Á của HRW nói.

Luật sư, nhà văn (dưới bút danh Minh Chính) và là một doanh nhân, ông Truyền bị bắt lần đầu tiên năm 2006 sau khi ông cung cấp tin tức cho các trang mạng nước ngoài miêu tả về những vi phạm nhân quyền của Chính phủ Việt Nam. Ông cũng là một người tích cực trong việc vận động hành lập Đảng Dân chủ Nhân dân để đối trọng với đảng cộng sản cầm quyền. Ông cũng là một thành viên tích cực của Nhóm 8406, một tổ chức của các nhà hoạt động và trí thức đã ra Tuyên bố vào tháng 4 năm 2006 kêu gọi đa nguyên đa đảng ở Việt Nam.

Ông bị truy tố năm 2007 về tội danh tuyên truyền chống phá nhà nước theo điều 88 của Bộ luật Hình sự, một điều hay được Việt Nam sử dụng để trừng phạt những người thể hiện chính kiến và chỉ trích ôn hòa, một quyền được quy định trong Hiến pháp của Việt Nam và nhân quyền thế giới. Cụ thể, ông bị cho là đã phát tán tài liệu kêu gọi dân chủ đa đảng và chỉ trích chính quyền, liên lạc với những tổ chức chỉ trích chính quyền ở nước ngoài, và tham dự vào việc thành lập đảng đối lập. Trong phiên tòa diễn ra có 4g trong tháng 5 năm 2007, ông bị kết án với 4 năm tù giam và 2 năm quản chế. Chánh tòa cho rằng các hành động của ông là “nguy hiểm cho xã hội” và gây tổn hại đến chính quyền của đảng cộng sản.

Vào tháng 8 năm đó, Tòa án Tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã giảm mức án xuống còn 3 năm 6 tháng giam giữ. Từ khi ông được trả tự do vào tháng 5 năm 2010, ông liên tục bị sách nhiễu bởi chính quyền. Tuy nhiên, ông vẫn là thành viên tích cực của Hiệp hội các tù nhân chính trị và tôn giáo Việt Nam, một tổ chức nhằm giúp đỡ các tù nhân và gia đình của họ. Ông tiếp tục viết, tập trung vào cuộc sống của các tù nhân chính trị còn đang bị giam giữ và những khó khăn, những đối xử phân biệt mà nhà cầm quyền áp dụng đối với họ.

Tháng 8 năm 2012, ông cùng với các cựu tù chính trị khác thăm viếng gia đình blogger Tạ Phong Tần khi cô bị bắt giữ, viếng đám ma của thân mẫu cô khi bà tự thiêu để phản đối bản án giành cho cô.

Tháng 8 năm ngoái, ông cho biết cảnh sát bao vây nhà ông, không cho ông gặp phái đoàn Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Mỹ và quan chức của Đại sứ quán Mỹ ở Việt Nam, đến để nói chuyện về tình hình nhân quyền trong nước.

Ngày 11 tháng 2, cảnh sát lại tạm giữ vợ chưa cưới, cô Phượng, và bắt giữ 21 người khác khi họ đến thăm gia đình ông Truyền ở Đồng Tháp. Công an Việt Nam vẫn còn đang giam giữ những người này.

Trừ khi chính quyền đưa ra các bằng chứng vi phạm pháp luật của ông Truyền, việc bắt giữ ông và những người khác là một sự vi phạm nhân quyền, đi ngược lại với những giá trị nhân quyền phổ quát, ông Adams nói.

*Nguồn: HRW