Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 49 từ ngày 27/11 đến 03/12/2017: Việt Nam bỏ tù hai nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Nguyễn Văn Hoá

Người Bảo vệ Nhân quyền | Ngày 03/12/2017

[thedify_box style=”blue announcement rounded”]

Trong tuần, chính quyền Việt Nam bỏ tù hai nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Nguyễn Văn Hoá với cùng tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999.

Ngày 27/11, Toà án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh kết án Nguyễn Văn Hoá 7 năm tù giam và 3 năm án quản chế vì anh đã đưa tin về vụ xả thải gây ô nhiễm môi trường của Công ty thép Formosa và phản ứng của người dân địa phương.

Ngày 30/11, Toà án cấp cao tại Đà Nẵng đã từ chối kháng cáo của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, giữ nguyên bản án tù 10 năm mà Toà án Nhân dân tỉnh Khánh Hoà đã kết án Quỳnh trong phiên sơ thẩm ngày 29/6.

Ngay sau phiên phúc thẩm, khi thân nhân và người ủng hộ Quỳnh tuần hành để phản đối quyết định của toà án, an ninh Khánh Hoà đã đàn áp dã man, đánh đập mẹ và cậu của cô cùng nhiều nhà hoạt động khác. Cảnh sát đã tịch thu nhiều máy ảnh và điện thoại của nhiều người, và bắt giữ nhiều nhà hoạt động và chỉ trả tự do cho họ sau khi giam giữ nhiều giờ trong đồn công an.

Ngay sau phiên toà xử Hoá và Quỳnh, nhiều chính phủ nước ngoài như Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Đức, Anh và nhiều tổ chức quốc tế như Quan sát Nhân quyền (Human Rights Watch) và Phóng viên Không biên giới (Reporters Without Borders) cùng nhiều tổ chức xã hội dân sự trong nước đã ra thong cáo chỉ trích chính quyền Việt Nam, cho rằng việc kết án hai nhà hoạt động vi phạm Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát và Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như Hiến pháp 2013 của Việt Nam.

Mật vụ ở thành phố Hà Nội lại bí mật ném chất thải vào nhà của nhà hoạt động Trương Văn Dũng nhằm trả thù cho những hành động biểu tình ôn hoà của anh chống bá quyền Trung Quốc, tham nhũng và vi phạm nhân quyền của cơ quan công quyền. Đây là vụ tấn công thứ hai nhằm vào gia đình anh trong vòng 10 ngày.

Chính quyền tỉnh Thanh Hoá tiếp tục khủng bố gia đình của mục sư Nguyễn Trung Tôn, người đang bị bắt giữ và điều tra về cáo buộc “lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự. Sau khi gọi vợ anh lên đồn để tra hỏi, và phá việc buôn bán của chị cũng như cướp tiền khi chị vừa rút ở ngân hàng, an ninh Thanh Hoá đã yêu cầu ngân hàng đóng tài khoản của chị. Việc này ảnh hưởng đến công việc làm ăn của chị, người đang phải vận lộn để chăm sóc mẹ chồng ốm yếu và ba đứa con.

[/themify_box]

===== 27/11 =====

Blogger Nguyễn Văn Hoá bị tuyên phạt 7 năm tù giam và ba năm quản chế

Ngày 27/11, Toà án Nhân dântỉnh Hà Tĩnh kết án Nguyễn Văn Hóa 7 năm tù giam và ba năm quản hế với cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999.

Blogger Nguyễn Văn Hóa, sinh năm 1995, trú xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh) bị cho là đã lập trang Facebook “Nguyễn Văn Hóa (Maria Luygonjaga) để chia sẻ, phát tán các bài viết, video, hình ảnh có nội dung “kích động, xuyên tạc sự thật, tuyên truyền các luận điệu phản động, trái với đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước.”

Những hành động của Hoá nhằm “kích động người dân tụ tập biểu tình sau sự cố môi trường biển và tình hình lũ lụt trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,” theo cáo trạng.

Cáo trạng nói “Từ năm 2014 đến tháng 1/2015, Nguyễn Văn Hóa đã sử dụng blog “Luoishoa” để đăng tải, phát tán các tài liệu có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền, phao tin, bịa đặt gây hoang mang trong quần chúng.”

Nguyễn Văn Hóa đã “copy, phát tán lại các bài viết của đối tượng thù địch khác; một số hình ảnh, tài liệu, video do đối tượng tự viết, tự quay phim, chụp ảnh hoặc biên tập lại với bút danh “Con kiến con” và gửi ra cho các báo, đài nước ngoài để tiếp tục phát tán.”

Theo tài liệu của cơ quan tố tụng, Nguyễn Văn Hoá đã nhận được sự hỗ trợ, cung cấp về tài chính từ các cá nhân cực đoan, tổ chức phản động trong và ngoài nước số tiền 92,1 triệu đồng và 5.264 USD.

=====

An ninh Thanh Hoá ép ngân hàng đóng tài khoản của vợ mục sư Nguyễn Trung Tôn

An ninh tỉnh Thanh Hoá đã yêu cầu ngân hàng địa phương đóng tài khoản của chị Nguyễn Thị Lành, vợ mục sư Nguyễn Trung Tôn, người đã bị bắt ngày 30/7 với cáo buộc “lật đổ chính quyền Nhân dân.”

Đây là một hành động mới nhất của chính quyền nhằm o bế gia đình mục sư. Trước đó, an ninh địa phương đã bao vây, canh gác, dùng loa truyền thanh tuyên tuyền bôi xấu, cho xã hội đen phá nhà, phá chổ làm ăn buôn bán của chị Lành.

Theo lời của vợ Mục sư Tôn thì sau quá trình an ninh gửi giấy mời nhằm quấy rối và đe doạ bà không thành, hôm qua tài khoản ngân hàng mang tên Nguyễn Thị Lành đã bị khoá mà không được thông báo. Đây là tài khoản chị dùng cho công việc làm ăn, buôn bán của gia đình.

Cũng liên quan đến vấn đề này, vào tháng trước khi đang giao dịch với ngân hàng, bà Lành đã bị các nhân viên an ninh tỉnh Thanh Hoá cướp giật thẻ atm và tiền ngay trước mặt nhiều người.

Mục sư Tôn bị bắt khi đang chờ phẫu thuật vì trước đó, hồi tháng 2/2017 ông đã bị bắt cóc, đánh đập và vứt bỏ tại khu vực miền núi thuộc tỉnh Quảng Bình.

===== 29/11 =====

Liên minh Châu Âu phản đối bản án đối với Nguyễn Văn Hoá

Quốc hội liên minh Châu Âu đã ra thông cáo báo chí phản đối nhà cầm quyền VN bỏ tù blogger Nguyễn Văn Hóa với án tù 7 năm và ba năm quản chế.

Chỉ trích việc kết án blogger Hoá, Liên minh Châu Âu cũng yêu cầu Việt Nam:

  1. Khắc phục thảm họa môi trường do Formosa gây ra thông qua con đường pháp lý và phục hồi kinh tế địa phương.
  2. Đền bù xác đáng cho nạn nhân
  3. Đảm bảo tôn trọng nhân quyền vì đây là vấn đề cốt lõi để được phê chuẩn hiệp định thương mại EVFTA

===== 30/11 =====

Việt Nam từ chối kháng cáo của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Ngày 30/11, Toà án Nhân dân Cấp cao tại Đà Nẵng đã từ chối kháng cáo của nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), giữ nguyên bản án tù 10 năm mà Toà án Nhân dân tỉnh Khánh Hoà đã tuyên vào ngày 29/6.

Đây là một phiên xử vội vã chừng 3 tiếng đồng hồ không có phần tranh luận và không có giám định viên đối chất, tòa án nhân dân. Mẹ của Quỳnh không được vào phòng xử án mà chỉ được quan sát phiên toà trên màn hình TV ở một phòng khác. Liên minh Châu Âu và một số nước thành viên đề nghị được cử quan sát viên nhưng đã bị từ chối.

Trước đó vài ngày, một trong số luật sư là Võ An Đôn của Quỳnh bị tước thẻ hành nghề.

Luật sư Nguyễn Khả Thành cho biết, lập luận của các luật sư là Quỳnh không phạm tội và không gây ra hậu quả gì. Các luật sư đã yêu cầu các giám định viên tham dự phiên tòa, nhưng cả ba giám định viên đều viết đơn xin vắng mặt.

Luật sư Nguyễn Hà Luân cho rằng viện kiểm sát né tránh các câu hỏi và không tâp trung vào các chất vấn của luật sư.

Sau khi kết thúc phiên tòa, những người ủng hộ blogger Mẹ Nấm đã hô to những khẩu hiệu phản đối bản án. Để đối phó, công an Khánh Hoà đã đàn áp khốc liệt, đánh đập và bắt giữ nhiều người, trong đó có mẹ và cậu của Mẹ Nấm. Nhiều người khác bị tịch thu điện thoại khi đang ghi hình vụ trấn áp.

===== 01/12 =====

Quốc tế phản đối bản án đối với blogger Mẹ Nấm

Chính phủ một số nước và các tổ chức nhân quyền lên tiếng kêu gọi Việt Nam phải trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho bloger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm).

Trong tuyên bố phổ biến ngay sau khi phiên tòa phúc thẩm kết thúc, Đại Sứ Bruno Angelet, Trưởng Phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam viết rằng bản án hoàn toàn trái ngược với bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Các Quyền Chính trị và Dân sự mà Việt Nam đã ký kết tham gia.

Theo Đại sứ Angelet, blogger Mẹ Nấm bị bỏ tù dù cô đưa ra những quan điểm ôn hòa về những vấn đề xã hội và môi trườn. Đại sứ nhắc lại việc chính quyền Việt Nam không cho phép đại diện phái đoàn EU và các đại sứ quan thành viên của Liên minh Châu Âu tham dự phiên tòa, viết rõ điều này “đã đưa ra những câu hỏi về tính minh bạch trong quá trình xử án”.

Bà Barbel Kofner, Đặc ủy Nhân quyền Liên bang Đức ra tuyên bố, nói rằng bà “đau buồn và phẫn nộ” về việc tòa phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm 10 năm tù giam với blogger Mẹ Nấm, không đếm xỉa gì tới việc Mẹ Nấm chỉ thực hiện quyền tự do biểu đạt và tự do báo chí được đảm bảo bởi hiến pháp Việt Nam.

Bà Kofner cũng nhấn mạnh bản án này đã vi phạm các văn bản quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, trước khi kết thúc bằng lời kêu gọi chính phủ Việt Nam hãy trả do cho blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và hàng loạt tù nhân chính trị khác, nhắc nhở Việt Nam phải tôn trọng những quyền cơ bản được đảm bảo theo hiến pháp, tuân thủ những thủ tục tố tụng đúng theo các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền.

Ủy ban Nhân quyền Việt Nam, trụ sở chính tại Paris, và tổ chức Quan sát Nhân quyền (Human Rights Watch) trụ sở chính tại New York, cũng lên tiếng đòi chính phủ Việt Nam phải tức khắc trả tự do cho blogger Mẹ Nấm.

==============

Bản tin Người Bảo vệ Nhân quyền được tổng hợp từ nhiều nguồn tin

Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây.