Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 50 từ ngày 04 đến 10/12/2017: Nhiều nhà hoạt động, chức sắc tôn giáo bị đàn áp trong dịp Quốc tế Nhân quyền

Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 10/12/2017

Chính quyền nhiều địa phương đã đàn áp giới hoạt động và chức sắc tôn giáo trong dịp lễ Ngày Quốc tế Nhân quyền (10/12), ngăn không cho họ tụ tập để kỷ niệm ngày này.

Ngày 08/10, an ninh thành phố Hồ Chí Minh đã ngăn cản một buổi tiệc của khoảng 30 nhà hoạt động tổ chức bởi cựu tù nhân lương tâm Phạm Bá Hải, người sáng lập Người Bảo vệ Nhân quyền, dự kiến vào tối cùng ngày. Buổi chiều, an ninh thành phố đã đến nhà riêng của ông Hải và yêu cầu ông không được rời nhà. An ninh cũng đến nhà hàng và ra lệnh cho chủ nhà hàng huỷ bỏ bữa tiệc và không phục vụ những người hoạt động đã đến đưọc đây. Bác sỹ Nguyễn Đan Quế đến được tới nơi nhưng bị công an ép quay trở về nhà riêng, và công an cũng yêu cầu ông không được rời khỏi nhà ít nhất hết ngày Chủ nhật (10/12).

Trong ngày Chủ nhật, an ninh thành phố đã câu lưu nhiều linh mục thuộc nhà thờ Dòng Cứu thế Kỳ Đồng và dùng bạo lực để ngăn chặn Hoà thượng Thích Không Tánh khi ông định rời chùa Giác Hoa, nơi ông tạm trú kể từ khi chùa Liên Trì bị phá. Các linh mục và Hoà thượng Tánh được linh mục Nguyễn Duy Tân của giáo họ Thọ Hoà, Xuân Lộc, Đồng Nai mời đến dự một thánh lễ trong ngày Quốc tế Nhân quyền.

Nhiều nhà hoạt động ở Hà Nội và HCM cũng bị giam lỏng trong ngày trong khi nhiều người khác phải bí mật họp mặt để kỷ niệm ngày nhân quyền.

Hai linh mục Công giáo bị cấm xuất cảnh trong tuần, và phía an ninh đưa ra lý do thuộc phạm trù an ninh quốc gia. Cả hai linh mục là những người lên tiếng mạnh mẽ về nhân quyền và mội trường.

Phiên toà phúc thẩm đối với nhà hoạt động Trần Thị Nga được ấn định vào ngày 22/12. Trước đó, ngày 25/7, cô Nga đã bị Toà án Nhân dân tỉnh Hà Nam kết án 9 năm tù giam và 4 năm quản chế về tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự.

Kể từ khi bị bắt vào ngày 21/01, cô Nga vẫn chưa được phép gặp gia đình, kể cả hai đứa con nhỏ Tài (4 tuổi) và Phú (7 tuổi). Phía trại giam nói đây là biện pháp kỷ luật khi cô không chịu thừa nhận có tội.

======================

Linh mục Joan Lưu Ngọc Quỳnh bị cấm xuất cảnh

Tối ngày 05/12, an ninh cửa khẩu Nội Bài đã ngăn cản linh mục Gioan Lưu Ngọc Quỳnh, thuộc cộng đoàn Dòng Chúa Cứu thế Hà Nội xuất cảnh sang Pháp, lấy lý do an ninh quốc gia.

Linh mục Quỳnh được mời qua Pháp dự lễ khấn của một thầy Dòng Xitô (O.C.S.O) vốn là học trò của ngài trước đây. Lễ khấn dòng diễn ra vào ngày 08/12.

Tháng 6, an ninh Hà Nội cũng không cho linh mục Juse Nguyễn Ngọc Nam Phong đi học tại Australia. Trước đó, năm 2010, linh mục Giuse Nguyễn Văn Phượng cũng bị dừng xuất cảnh.

Nhà thờ Dòng Chúa Cứu thế Thái Hà có tranh chấp đất đai với chính quyền thành phố, khi thành phố không chịu trả lại một số cơ sở mượn từ nhà thờ trong nhiều thập kỷ trước.

Nhà thờ cũng là nơi thực hiện nhiều buổi cầu nguyện cho công lý và hoà bình, đòi chính phủ cải thiện nhân quyền và áp dụng các biện pháp để bảo vệ môi trường.

===== 06/12 =====

Phiên toà phúc thẩm của Trần Thị Nga được ấn định vào ngày 22/12

Luật sư Hà Huy Sơn của nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga cho biết phiên toà phúc thẩm của cô sẽ diễn ra vào ngày 22/12 tại trụ sở Toà án Nhân dân tỉnh Hà Nam.

Toà án Cấp cao tại Hà Nội sẽ tiến hành xét xử vụ phúc thẩm, luật sư Sơn cho biết.

Nhà hoạt động nhân quyền Nga đã bị kết án 9 năm tù giam và bốn năm quản chế bởi Toà án Nhân dân tỉnh Hà Nam trong phiên sơ thẩm ngày 25/7.

Kể từ khi bị bắt ngày 21/01 tới nay, cô Nga chưa được gặp người than, kể cả hai đứa con nhỏ Tài (4 tuổi) và Phú (7 tuổi).

Trại giam tỉnh Hà Nam nói rằng cô không được gặp gia đình do không chịu thừa nhận có tội theo như kết luận của toà sơ thẩm.

——————–

Linh mục Nguyễn Đình Thục bị cấm xuất cảnh

Ngày 06/12, an ninh cửa khẩu Tân Sơn Nhất đã không cho linh mục Nguyễn Đình Thục xuất cảnh sang Australia nơi ông được mời tham dự phiên điều trần về nhân quyền và môi trường Việt Nam tổ chức bởi Uỷ ban Nhân quyền của Quốc hội Liên bang nước này.

Linh mục Thục là một trong hai người Việt Nam được mời tham dự sự kiện tổ chức vào ngày 07/12.

Cơ quan an ninh nói việc dừng xuất cảnh dựa vào lý do an ninh quốc gia, theo đề nghị của Công an tỉnh Nghệ An.

Ông Thục là một trong nhiều linh mục dẫn dắt các cuộc biểu tình của giáo dân, ngư dân ở miền Trung đòi bồi thường thiệt hại trong vụ Formosa hồi năm ngoái.

===== 08/12 =====

An ninh thành phố HCM ngăn cản buổi gặp mặt nhân quyền

Hôm 08/12, cựu tù nhân lương tâm và là người sáng lập Người Bảo vệ Nhân quyền, có mời khoảng 30 nhà hoạt động ở Sài Gòn để tham dự một buổi tiệc đứng và nói chuyện về nhân quyền tại Shri – Rooftop Restaurant & Lounge, Lầu 23 Centec Tower, 72 – 74 Nguyễn Thi Minh Khai, Quận 3, Sài Gòn vào chiều tối cùng ngày.

Tuy nhiên, chiều cùng ngày, an ninh đã đến nhà riêng của ông và yêu cầu ông không được rời khỏi nhà.

An ninh cũng đến nhà hàng, yêu cầu chủ nhà hàng huỷ buổi tiệc và không phục vụ những nhà hoạt động khác.

Bác sỹ Nguyễn Đan Quế vừa tới nơi thì bị mật vụ xông tới ép ông quay trở về nhà riêng, và yêu cầu ông không được rời khỏi nhà cho tới hết ngày 10/12.

===== 10/12 =====

Nhiều nhà hoạt động bị đàn áp trong ngày Quốc tế Nhân quyền

Nhiều nhà hoạt động và chức sắc tôn giáo bị đàn áp trong ngày Quốc tế Nhân quyền (10/12).

Sáng 10/12, nhiều chắc sắc tôn giáo dự định đi Xuân Lộc, Đồng Nai để dự lễ Bổn mạng Giáo xứ Thọ Hòa theo lời mời của linh mục Nguyễn Duy Tân.

Tuy nhiên, công an thành phố đã câu lưu nhiều linh mục thuộc Nhà thờ dòng Chúa Cứu thế Kỳ Đồng, giữ họ ở đồn công an phường 6 quận 3.

Hoà thuượng Thích Không Tánh bị nhiều mật vụ ngăn cản một cách thô bạo khi ông định rời chùa Giác Hoa, nơi ông tạm trú kể từ khi chùa Liên Trì bị phá, để đi Đồng Nai. Một chú tiểu đi theo đã đem điện thoại ra quay cảnh đàn áp nhưng bị mật vụ cướp mất điện thoại.

Nhiều nhà hoạt động ở Hà Nội và HCM cho biết nhiều an ninh mặc thường phục canh gác nhà riêng của họ từ sáng sớm ngày Chủ nhật nhằm ngăn cản họ gặp mặt nhân ngày Quốc tế Nhân quyền.

Một số khác phải tụ họp bí mật để nói chuyện về nhân quyền.

====================

Bản tin Người Bảo vệ Nhân quyền được tổng hợp từ nhiều nguồn tin.

Quý vị có thể xem Bản tin Anh ngữ tại đây