Những người phụ nữ liều mạng sống của mình vì quyền của người khác

Nhiều quốc gia ở Đông Á bị coi là những nơi nguy hiểm nhất trên thế giới đối với những nhà hoạt động nhân quyền.

BBC News, May 2018
(bản dịch của Người Bảo vệ Nhân quyền)

Chúng tôi đã nói chuyện với năm người phụ nữ dũng cảm trong khu vực, những người đã và đang phải chịu đựng sách nhiễu, đàn áp dưới nhiều hình thức, từ bị biệt giam trong phòng kín đến tra tấn thể xác chỉ vì những công việc bảo vệ nhân quyền của họ.

Có lẽ trải nghiệm đau đớn nhất là trường hợp của luật sư Trung Quốc Wang Yu.

Luật sư Trung Quốc Wang Yu

Đó là thời điểm sau1 giờ sáng mà Wang Yu không thể ngủ được. Cô đã lo lắng. Tại sao chồng và con không gọi điện cho cô?

Chồng cô và đứa con trai 16 tuổi đang trên đường đến sân bay Bắc Kinh để lên máy bay đến Úc, nơi con trai cô dự định theo học một khoá học.

Họ đáng lẽ đã phải qua khu vực làm thủ tục xuất cảnh rồi. Cô không thể liên lạc với họ cho dù những nỗ lực để gọi hai cha con.

Cô lo lắng nhắn tin cho những người bạn, những người đã cố gắng trấn an cô.


Luật sư Trung Quốc Wang Yu

Nhưng đó là khi điện bị cúp và không thể sử dụng wifi, và cô biết rằng có điều gì đó không ổn. Rồi cô nghe thấy tiếng đàn ông bên ngoài cửa trước. “Ai đó?” cô kêu lên.

Chỉ là vấn đề thời gian trước khi họ xông vào, cô nghĩ, nhưng rồi tiếng ồn dừng lại.

Có lẽ chúng chỉ đang cố đe dọa cô, như đã từng xảy ra rất nhiều lần trước đây.

“Nhiều đêm, ngay cả khi tôi thức dậy từ cơn ác mộng, tôi vẫn cảm thấy bị mắc kẹt trong đó.”

Wang Yu, 46 tuổi, đã và vẫn là một nhân vật gây tranh cãi trong con mắt của chính phủ. Là một luật sư nhân quyền, cô đã đại diện cho khách hàng từ nhóm chiến dịch được gọi là “nữ quyền,” nhiều thành viên của Pháp Luân Công, và Ilham Tohti, một học giả về dân tộc thiểu số Uighur của Trung Quốc.

Cô ấy không phải lúc nào cũng là một luật sư nhân quyền. Cô đã bắt đầu làm việc về luật thương mại, nhưng một sự cố tại ga đường sắt Thiên Tân năm 2008 đã hoàn toàn thay đổi quan điểm của cô.

Cô đã bị một nhân viên bảo vệ đường sắt dừng lại khi nhìn thấy bạn mình ở ngoài sân ga, bị cáo buộc không có vé phù hợp cho chuyến tàu đặc biệt đó. Cô nộp đơn khiếu nại về hành vi của người này, nhưng tòa án buộc tội cô với ý định làm tổn thương người bảo vệ – việc mà cô không thừa nhận – và kết án cô hai năm rưỡi tù giam.

“Trong thời gian đó, tôi bắt đầu nghĩ về Trung Quốc: sức mạnh không kiềm chế của chính phủ. Nhiều luật sư nhân quyền đã giúp tôi đấu tranh cho quyền lợi của mình. Vì vậy, tôi quyết định sử dụng kiến ​​thức pháp lý của mình để giúp đỡ những nhóm người yếu thế.

An ninh Trung Quốc gần đây tăng cường sách nhiễu nhằm đe doạ Wang Yu, vì vậy có lẽ tiếng ồn bên ngoài cửa chỉ mang tính cảnh báo. Nhưng một giờ sau, cô nghe thấy âm thanh của một mũi khoan điện. Hơn một chục nhân viên của Sở Công an Bắc Kinh xông vào nhà cô, còng tay và trùm đầu cô, và kéo cô vào một chiếc xe đang chờ sẵn.

Việc mất tích và giam giữ sau đó của người luật sư này đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc đàn áp rộng rãi nhằm vào giới luật sư và các nhà hoạt động tại Trung Quốc. Sau này nó được gọi là “709” – một tham chiếu đến ngày 9/7/2015, ngày Wang Yu bị bắt cóc từ nhà của cô. Dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, những “vụ mất tích” được hợp pháp hoá. Cảnh sát có quyền giữ bất cứ cá nhân nào dưới sự giám sát tại một địa điểm cụ thể trong sáu tháng.

Tuần đầu tiên bị giam giữ là tồi tệ nhất. Wang Yu đã bị còng tay trong và ngồi trên một hình vuông nhỏ mà những kẻ bắt cóc đã sơn màu đỏ trên sàn nhà. Cô bị đánh bởi những tên bảo vệ nếu tay chân cô di chuyển ra khỏi phạm vi hình vuông.

“Vâng, tôi nghĩ rằng họ có thể giết tôi, và tôi không biết liệu tôi có thể sống để ra khỏi đó hay không,” cô nói.

Cô nhớ lại khoảnh khắc nhục nhã mà cô bị hai nữ nhân viên lột trần truồng. Thậm chí tới hôm nay, Wang Yu không thể hiểu được sự tàn ác như vậy. “Làm thế nào những người phụ nữ này có thể đối xử với một người phụ nữ khác theo cách này?”

Những ngón đòn tra tấn được thiết kế để buộc cô ấy phải nói về công việc của cô ấy và khách hàng của cô ấy. Cuối cùng, sau vài ngày tra tấn tâm lý và bị tra vấn đau đớn, cô đã nhượng bộ và bắt đầu chia sẻ chi tiết.

Khi sáu tháng đã qua, Wang Yu đã chính thức bị bắt và bị buộc tội “lật đổ nhà nước” – một cáo buộc thường được sử dụng để chống lại những người chỉ trích chế độ độc đảng của Trung Quốc.

Một tuyên bố từ Bộ Công an cáo buộc công ty luật ở Bắc Kinh, nơi cô làm việc, thuê những người biểu tình bất hợp pháp để gây ảnh hưởng đến quyết định của tòa án mà họ cảm thấy không công bằng.

Sau đó, Đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ nêu trường hợp của Wang Yu vào năm 2015.

Sau hơn một năm bị giam giữ, vào một ngày hè nóng bức vào tháng 7 năm 2016, Wang Yu xuất hiện trong video trên truyền hình nhà nước với tuyên bố từ bỏ công việc pháp lý của mình và đổ lỗi cho “lực lượng ngoại quốc” trong việc sử dụng công ty luật của mình để phá hoại chính phủ Trung Quốc. Nói từ một địa điểm ngoài trờivà mặc một chiếc áo phông trắng mịn, bên ngoài thoải mái của cô ấy đang che giấu sự đau khổ mà cô ấy cảm thấy bên trong.

“Tôi buộc phải đồng ý lên TV,” cô nói. “Tôi cảm thấy rất buồn, thực ra tôi nghĩ có ai đó có thể nói rằng đó là giả mạo …”

Tháng sau cô được trả tự do. Nhưng không có tiệc chào đón. Gia đình cô đã không được cho biết cô đang được ra tù, và thực ra, họ đã phải chịu đựng nhiều đau khổ.

Bảo Zhuoxuan, con trai cô chưa bao giờ đến Úc. Anh đã bị buộc phải chuyển đến Nội Mông để ở với người thân nơi mà anh bị theo dõi. Và chồng cô chỉ mới được trả tự do sau hơn một năm bị giam giữ, với cáo buộc “kích động lật đổ nhà nước.”

Wang Yu giờ vẫn chưa được tự do. Và cơn ác mộng của cô vẫn tiếp tục. Trong một năm tiếp, cô và gia đình cô buộc phải sống trong một căn nhà thuê đối diện tòa nhà của Sở Cảnh sát ở Nội Mông vàbị giám sát chặt chẽ.

Ít nhất 10 công an thay phiên nhau theo dõi gia đình hàng ngày. Thiết bị nhận dạng khuôn mặt đã được cài đặt để họ có thể theo dõi khách viếng thăm. Luôn có 2 cảnh sát đi cùng khi cô đi giải quyết việc riêng hay con trai cô đi học.

Ba máy ảnh được lắp đặt để theo dõi Bảo Zhuoxuan khi anh học trong lớp.

Trong 5 năm qua, chính phủ Trung Quốc đã tìm cách củng cố quyền lực của mình, leo thang sự đàn áp các tiếng nói bất đồng chính kiến, bao gồm cả các luật sư nhân quyền và các nhà hoạt động.

“Nếu phụ nữ đứng lên, họ có thể đóng một vai trò lớn trong việc thúc đẩy nhân quyền. Chính phủ không muốn điều này xảy ra, vì vậy họ đàn áp phong trào nữ quyền,”Wang Yu nói.

Và Tập Cận Bình tiếp tục tăng cường nắm giữ quyền lực về nhà nước. Trong tháng ba, quốc hội Trung Quốc bãi bỏ giới hạn 10 năm về chức chủ tịch nước, cho phép ông ta duy trì quyền lực đến hết đời.

“Thế giới cần phải chú ý đến những gì đang xảy ra ở Trung Quốc,” theo William Nee từ Ân xá Quốc tế.

Theo William Nee, nhà phân tích Trung Quốc tại Ân xá Quốc tế: “Trường hợp của Wang Yu đại diện cho xu hướng mất nhân quyền trầm trọng ở Trung Quốc hôm nay: bắt cóc bởi nhân viên an ninh, biệt giam và tra tấn, ép buộc nhận tội trên truyền hình, và hình phạt tập thể áp dụng lên các thành viên khác trong gia đình.”

“Đáng báo động nhất chính phủ đang sử dụng một loạt các công nghệ mới: công nghệ nhận dạng khuôn mặt, phân tích dữ liệu lớn và các thuật toán, và cơ sở dữ liệu DNA trong việc vô hiệu hoá các nhà bảo vệ nhân quyền.”

“Các công ty Trung Quốc có liên kết chặt chẽ với bộ máy an ninh quốc gia đang trở thành những người cung cấp toàn cầu các công nghệ mới này, do đó thế giới cần chú ý đến những gì đang xảy ra ở Trung Quốc, không chỉ vì lợi ích của các nhà hoạt động, mà để đảm bảo rằng các công nghệ và chiến thuật này không được triển khai ở chính đất nước của họ,”ông nói.

Wang Yu hiện đã trở về nhà ở Bắc Kinh, nhưng cảm thấy cuộc sống vẫn còn xa so với bình thường. Cô nghi ngờ rằng gia đình cô vẫn bị theo dõi khi ra ngoài. Cô nói rằng cô cảm thấy sự hạn chế của chính quyền khiến cô khó tiếp tục làm việc, và khi mối quan hệ với một số bạn bè và gia đình bị tổn hại bởi tình trạng bấp bênh của cô, cô cảm thấy cô đơn. Và sức khỏe của cô, cả về thể xác lẫn tinh thần, vẫn bị ảnh hưởng.

“Tôi có vấn đề với tim, và trí nhớ của tôi không tốt lắm. Tôi vẫn chưa học cách chữa lành vết thương của mình,”Wang Yu nói.

Hy vọng của cô nằm với con trai của cô, người cuối năm nay cuối cùng cũng được phép rời khỏi Trung Quốc và đidu học.

“Tôi hy vọng vào thời điểm con tôi ở tuổi của tôi bây giờ, Trung Quốc sẽ trở thành một quốc gia dân chủ và tự do,” cô nói.

Câu chuyện của Wang Yu là gây sốc, nhưng trên khắp Đông Á có rất nhiều câu chuyện về phụ nữ đấu tranh vì công bằng và bình đẳng.

Maria Chin Abdullah ở Malaysia

Không có gì ngoài một bộ đồng phục nhà tù và một cuốn sách về chủ nghĩa nữ quyền hậu hiện đại, Maria Chin Abdullah bị biệt giam trong10 ngày liên tiếp. Phòng giam không cửa sổ, và đèn được bật cả ngày lẫn đêm.

Thời gian nghỉ ngơi duy nhất của cô từ phòng giam là tám giờ thẩm vấn hàng ngày.

Bà Chin là một trong những nhà vận động ủng hộ dân chủ nổi tiếng nhất của Malaysia, và cho đến năm nay đã đứng đầu Bersih 2.0, một tổ chức vận động bầu cử tự do và công bằng và tổ chức các cuộc biểu tình thu hút hàng chục ngàn người ủng hộ.

Bà bị bắt ngày 18/11/2016, một ngày trước khi một cuộc biểu tình lớn dự kiến xảy ra để phản đối lãnh đạo quốc gia tham nhũng. Bà đã tổ chức cuộc biểu tình này.

“Cho đến ngày nay, tôi không biết tôi bị giam giữ ở đâu vì họ bịt mắt tôi khi họ đưa tôi đến đó,”bà nói trong một cuộc phỏng vấn với đài BBC.

Bà Chin bị giam giữ dưới điều luật Sosma, một luật chống khủng bố cho phép giam giữ các nghi can không cần xét xử trong tối đa 28 ngày.

Với rất nhiều bạn trẻ tham gia các đường phố ở Malaysia trong những năm gần đây, do chính phủ đàn áp các quyền tự do dân sự và những hạn chế về tự do ngôn luận, bà tin rằng bây giờ là thời điểm để thay đổi.

“Những gì chúng ta thấy ngày nay, những gì chúng ta thụ hưởng, là những nền tảng do phụ nữ thiết lập,những người phụ nữ đã chiến đấu vì sự độc lập và sự bình đẳng của chúng ta,” Maria Chin nói, bổ sung thêm “Phụ nữ trẻ chắc chắn nên tham gia.”

Bà Chin đã công bố đầu năm nay rằng bà sẽ cố gắng và ảnh hưởng đến các quyết định chính trị từ phía bên kia như một ứng cử viên độc lập dưới sự liên minh đối lập bốn đảng Pakatan Harpan.

Vào ngày 10 tháng 5, phe đối lập đã chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử, và bà Chin thắng cử để trở thành đại biểu quốc hội (Petaling Jaya).

“Chúng tôi có cơ hội để có cuộc sống có ý nghĩa và vị tha, bằng cách chấp nhận rủi ro.”

Huỳnh Thục Vy từ Việt Nam

Trong môi trường truyền thông bị kiểm duyệt hà khắc của Việt Nam, Huỳnh Thục Vy rất tự hào khi cất tiếng nói về các nhà hoạt động nhân quyền khác của đất nước với tư cách là người đứng đầu Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam.

Cô thường xuyên viết blog về các hành vi lạm dụng quyền và khủng bố người dân tộc thiểu số, theo bước chân của cha cô, ông Huỳnh Ngọc Tuấn, người đã bị kết án 10 năm tù vào năm 1993 vì đã chỉ trích chính phủ Việt Nam.

An ninh giám sát, đe dọa và thẩm vấn bây giờ rất quen thuộc với cô ấy vì chúng đã gần như trở thành thách thức thường xuyên.

Thử thách đáng sợ nhất của cô diễn ra vào năm 2012, một hành động mà an ninh đáp lại việc cô tham dự cuộc biểu tình chống Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Nhân viên an ninh chở cô dọc đất nước về quê nhà, nơi họ thẩm vấn cô trong 12 giờ trước khi từ bỏ cô lại tại một trạm xăng vào ban đêm.

Bất chấp sự giám sát không ngừng của chính quyền, Huỳnh Thục Vy từ chối giữ im lặng.

“Mặc dù việc giam giữ cha tôi và quấy rối liên tục đối với cả gia đình đã khiến chúng tôi mệt mỏi, chúng tôi có cơ hội có cuộc sống có ý nghĩa và vị tha, bằng cách chấp nhận rủi ro, hành động thay mặt cho những người dễ bị tổn thương và đối mặt với chính quyền,” cô nói với BBC gần đây.

“Nếu chúng ta không đóng một vai trò trong hoạt động bây giờ, chúng ta sẽ không bao giờ có thể yêu cầu bình đẳng giới sau này.”

Mô tả Việt Nam là một đất nước nơi phụ nữ bị “gạt ra khỏi chính trị, kinh tế và hệ thống giáo dục trong nhiều thế kỷ,” cô cho rằng hoạt động là một cách để phụ nữ có thể định hình một tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước của họ và thúc đẩy tiến bộ.

Nhà hoạt động Anchana Heemina ở Thái Lan

Anchana Heemina thường xuyên bị quấy rối trực tuyến, đôi khi thậm chí còn nhận được các mối đe dọa giết chết, và cô tin rằng những kẻ quấy rối của cô thuộc về quân đội và cảnh sát.

Lần đầu tiên cô tham gia vào hoạt động trong khi cố gắng tìm kiếm trợ giúp pháp lý cho người anh rể của mình. Ông bị các lực lượng an ninh giam giữ năm 2008 vì cáo buộc ông ta dính líu với những người nổi dậy ở khu vực phía nam Thái Lan, nơi có nhiều người theo đạo Hồi.

“Thách thức đối với phụ nữ là tìm ra cách chiến đấu mới vì quyềnlợicủa chúng tôi mà không bị bất lợi.”

Cuối cùng người anh đã được tha bổng, nhưng cùng với em gái, cô Heemina đã thành lập Tập đoàn Duay Jai vào năm 2010, giúp những người bị cầm tù vì những cáo buộc liên quan đến cuộc nổi dậy, cũng như gia đình của họ.

Duay Jai và ba tổ chức phi chính phủ khác đã công bố một báo cáo đáng sợ chứa đựng các chi tiết của các tù nhân cáo buộc là bị tra tấn về mặt tinh thần và thể chất tại các trại quân sự ở phía nam. Phát ngôn viên quân đội Pramote Prom-in bác bỏ những cáo buộc tra tấn là “tưởng tượng” và Heemina bị buộc tội phỉ báng chính quyền.

Các cáo buộc cuối cùng đã bị hủy bỏ và một cuộc điều tra được đưa ra để điều tra về các cáo buộc tra tấn.

Tuy nhiên, cô tiếp tục bị quấy rối vì hoạt động của mình, phải đối mặt với các bình luận trực tuyến, phim hoạt hình và bài đăng trên Facebook thường xuyên.

“Tôi thường nhận được những nhận xét xúc phạm và mọi người hỏi tại sao tôi chưa kết hôn,” cô nói.

Phyoe Phyoe Aung

Những xác chết nằm rải rác sau trận lốc Nargis vào năm 2008 là quá đau buồn để Phyoe có thể lờ đi. Cô đã rời nơi ẩn nấp để giúp việc chôn cất những nạn nhân vô danh, và cô bị chính quyền bắt giữ, dẫn đến án tù bốn năm.

Vào năm 2015, cô lại bị bắt giam ở thủ đô khi đứng đầu một trong những tổ chức sinh viên lớn nhất của Myanmar để phản đối luật giáo dục quốc gia mới được thông qua, mà cô cảm thấy giới hạn tự do trong hệ thống giáo dục.

Bà Phyoe nhớ lại: “Có rất nhiều cách họ đàn áp chúng tôi trong tù, hạn chế các loại sách chúng tôi đọc hoặc chặn thư chúng tôi gửi cho gia đình mình.”

Vào ngày 8 tháng 4 năm 2016, dưới chính quyền của bà Aung San Suu Kyi, một tòa án đã bác bỏ các cáo buộc chống lại cô.

Bây giờ được tự do, bà Phyoe nói: “Một số người nói rằng mọi thứ đang thay đổi ở Myanmar, nhưng liệu đất nước này đang đi đúng hướng theo nền dân chủ là một vấn đề gây tranh cãi.”

Với một đứa trẻ, cô hiện làm việc cho một tổ chức phi chính phủ chứ không còn hiện diện trên tiền tuyến.

Cô thúc giục thế hệ sinh viên mới trở thành công dân có trách nhiệm.

“Xây dựng đất nước trở lại bắt đầu với cải cách giáo dục,” cô nói.