Người hoạt động ở Việt Nam, nhất là người vận động dân chủ ở thành phố Hồ Chí Minh giờ đây đang thực hiện trò chơi “mèo và chuột” với lực lượng an ninh khi chính quyền thành phố đặt trung tâm kinh tế thương mại lớn nhất của đất nước vào tình trạng an ninh thắt chặt như thiết quân luật.
Nhà chức trách đã thắt chặt quyền kiểm soát trật tự công cộng trong thành phố nhằm ngăn chặn các cuộc biểu tình mới sau nhiều cuộc biểu tình bùng nổ vào giữa tháng Sáu để phản dối hai dự luật Đặc khu kinh tế và An ninh mạng.
Hàng chục ngàn người tham gia vào nhiều cuộc biểu tình phản đối kế hoạch của đảng cộng sản cầm quyền nhằm bán rẻ lợi ích quốc gia cho Trung Quốc, và hạn chế quyền biểu đạt trực tuyến cũng như quyền riêng tư trực tuyến bằng luật An ninh mạng. Nhiều cuộc biểu tình tương tự nổ ra trên nhiều thành phố khác của đất nước với lời kêu gọi về quyền con người.
Để đối phó, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai cảnh sát chống bạo động, an ninh, mật vụ và dân phòng chốt trên nhiều đường phố chính và nhiều khu phố ở thành phố này. Nhiều khu phố đi bộ đã bị phong toả và khách du lịch hay dân sở tại không được vào. Nhiều nhà hoạt động và người biểu tình đã bị bắt giữ.
Nhưng các nhà hoạt động dân chủ và yêu nước không chịu khuất phục chính quyền, không chịu bó tay trước làn sóng đàn áp mới nhất của chính quyền. Ý tưởng được khởi xướng bởi một nhà bất đồng chính kiến Vũ Thạch, các nhà hoạt động hiện đang tổ chức các cuộc biểu tình công khai tại các thời điểm và địa điểm mà cảnh sát và lực lượng an ninh của thành phố Hồ Chí Minh không ngờ tới.
|
Cảnh sát ngăn việc chụp ảnh trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc trước Nhà hát lớn Hà Nội |
Trong khi trung tâm thành phố bị kiểm soát chặt chẽ, các nhà hoạt động đã chia thành những nhóm nhỏ tới những khu vực mà cảnh sát thường không canh gác. Thời điểm thường là vào cuối buổi chiều hoặc đầu buổi tối.
Trong quá khứ, các cuộc biểu tình chủ yếu được tổ chức vào các buổi sáng chủ nhật, tạo cho mọi người cơ hội tham gia vì có một số người chỉ có thể tham gia ngoài giờ làm việc hành chính. Những cuộc biểu tình đó – đôi khi được tổ chức trong những ngày cuối tuần liên tiếp và thường là chống lại sự xâm lược của Trung Quốc đối với chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông- thường bị cảnh sát theo dõi chặt chẽ và bị khốngchế trước khi bị đàn áp.
Các nhà hoạt động thay đổi thói quen này và hiện đang tổ chức các cuộc biểu tình vào các ngày trong tuần. Thay vì tập trung và diễu hành ở trung tâm thành phố, các nhà hoạt động thường tổ chức các buổi biểu tình mang tính bất ngờ, giương biểu ngữ và hô vang các khẩu hiệu trên các con phố nhỏ và các khu vực ngoại vi khác trong thành phố. Đôi khi họ đến hiện trường bằng xe máy và rời đi trước khi cảnh sát đến.
Mục tiêu rõ ràng là duy trì tinh thần của giới bất đồng chính kiến và tránh sự đàn áp của chính phủ.
Phong trào phản kháng của giới bất đồng chính kiến bắt đầu nở rộ năm 2007 thông qua sự phản ứng về kế hoạch của đảng và chính phủ nhằm triển khai dự án khai thác boxit ở Tây Nguyên, một khu vực nổi tiếng với nhiều thắng cảnh, và quan trọng đối với an ninh quốc gia.
Nhiều nhà bất đồng chính kiến, giới trí thức và một số cựu quan chức cao cấp, trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cựu Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, đã phản đối dự án, một dự án lớn có sự tham gia của nhà thầu Trung Quốc.
Hàng trăm người đã ký vào một bản kiến nghị chung để kêu gọi huỷ dự án. Mặc dù chính phủ phớt lờ lời kêu gọi của họ và tiếp tục dự án khai thác boxite, sự phản kháng của họ được xem như là làn sóng xãhội đầu tiên của hoạt động ủng hộ dân chủ của đất nước.
Trong những năm tiếp theo, các nhà hoạt động công khai chỉ trích kế hoạch xây dựng đường sắt cao tốc nối Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với chi phí dự tính gần 56 tỷ USD và dự án điện hạt nhân ở khu vực duyên hải miền Trung với chi phí ước tính hàng chục tỷ đô la.
Phong trào đối kháng trở thành phong trào xuống đường với nhiều cuộc biểu tình công khai bắt đầu vào năm 2011 khi hàng ngàn người đã xuống đường ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều thành phố khác để phản đối TrungQuốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
Trong quá khứ, nhà chức trách ViệtNam đã chấp nhận một số cuộc biểu tình nhưng đàn áp các cuộc biểu tình khác vì sợ rằng các cuộc biểu tình yêu nước có thể biến thành các biểu hiện chống chính phủ. Nhiều nhà hoạt động đã bị bắt, bị đánh đập và thẩm vấn, và một số bị cầm tù trong những vụ án nguỵ tạo có động cơ chính trị.
|
Biểu tình phản đối Formosa ở Hà Nội vào ngày 01/5/2016 |
Tuy nhiên, có hai đợt biểu tình lớn trong năm 2014 và 2016 đã khiến chính phủ bất ngờ. Đầu tiên là ở Hà Nội khi các nhà hoạt động địa phương và các nhà môi trường xuống đường để phản đối kế hoạch của chính quyền thủ đô nhằm chặt 6.700 cây cổ thụ trồng bởi người Pháp hơn 100 năm trước.
Đợt thứ hai diễn ra khi nổ ra nhiều cuộc biểu tình trên quy mô toàn quốc phản đối nhà máy thép Formosa của Đài Loan xả một lượng lớn chất thải công nghiệp độc hại vào vùng biển ven biển miền Trung. Vụ xả thải này gây ra cái chết của hàng nghìn tấn hải sản và được mô tả là thảm họa môi trường khủng khiếp nhất ở Việt Nam từ trước tới nay.
Trong cả hai đợt biểu tình này, chính phủ đàn áp dữ dội, bắt giữ, đánh đập và tra tấn nhiều nhà hoạt động. Một số nhà hoạt động bị bắt giữ và kết án tù nhiều năm như Hoàng Đức Bình, Nguyễn Văn Hoá, Nguyễn Văn Oai và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, với mức án từ 6 đến 14 năm.
Từ ngày 10 đến 17 tháng 6 năm nay, chính quyền Việt Nam lại bắt giữ hàng trăm người biểu tình, đánh đập nhiều người trong số họ trong thời gian giam giữ. Nhà chức trách ở thành phố Hồ Chí Minh và Bình Thuận thông báo rằng họ vẫn giam giữ hàng chục người biểu tình để điều tra họ về cáo buộc “gây rối loạn công cộng,” “gây mất an ninh” và “chống người thi hành công vụ.” Nếu bị kết án, họ có thể phải đối mặt với tù từ ba đến bảy năm cho mỗi cáo buộc.
Đồng thời, nhà chức trách ở thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục sách nhiễu những người đã được trả tự do, bằng việc giám sát và hạn chế sự đi lại của họ.
Nhưng các nhà hoạt động vẫn không nao núng khi họ tiếp tục cuộc đấu tranh ôn hoàt hông qua các cuộc biểu tình ngắnvà ở quy mô nhỏ.Đó là một hình thức phản đối ôn hòa bằng cách sử dụng chiến thuật du kích để đối phó với một chính quyền sẵn sàng sử dụng bạo lực để đàn áp.
Tác giả là Vũ Quốc Ngữ là Giám đốc của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền và là Tổng Biên tập của trang tin vietnamhumanrightsdefenders.net.
July 22, 2018
Các nhà hoạt động ở Việt Nam chơi trò “mèo đuổi chuột” với chính quyền khi an ninh bị thắt chặt
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Những người biểu tình Việt Nam phản đối kế hoạch của nhà nước để thông qua hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng.
Người hoạt động ở Việt Nam, nhất là người vận động dân chủ ở thành phố Hồ Chí Minh giờ đây đang thực hiện trò chơi “mèo và chuột” với lực lượng an ninh khi chính quyền thành phố đặt trung tâm kinh tế thương mại lớn nhất của đất nước vào tình trạng an ninh thắt chặt như thiết quân luật.
Nhà chức trách đã thắt chặt quyền kiểm soát trật tự công cộng trong thành phố nhằm ngăn chặn các cuộc biểu tình mới sau nhiều cuộc biểu tình bùng nổ vào giữa tháng Sáu để phản dối hai dự luật Đặc khu kinh tế và An ninh mạng.
Hàng chục ngàn người tham gia vào nhiều cuộc biểu tình phản đối kế hoạch của đảng cộng sản cầm quyền nhằm bán rẻ lợi ích quốc gia cho Trung Quốc, và hạn chế quyền biểu đạt trực tuyến cũng như quyền riêng tư trực tuyến bằng luật An ninh mạng. Nhiều cuộc biểu tình tương tự nổ ra trên nhiều thành phố khác của đất nước với lời kêu gọi về quyền con người.
Để đối phó, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai cảnh sát chống bạo động, an ninh, mật vụ và dân phòng chốt trên nhiều đường phố chính và nhiều khu phố ở thành phố này. Nhiều khu phố đi bộ đã bị phong toả và khách du lịch hay dân sở tại không được vào. Nhiều nhà hoạt động và người biểu tình đã bị bắt giữ.
Nhưng các nhà hoạt động dân chủ và yêu nước không chịu khuất phục chính quyền, không chịu bó tay trước làn sóng đàn áp mới nhất của chính quyền. Ý tưởng được khởi xướng bởi một nhà bất đồng chính kiến Vũ Thạch, các nhà hoạt động hiện đang tổ chức các cuộc biểu tình công khai tại các thời điểm và địa điểm mà cảnh sát và lực lượng an ninh của thành phố Hồ Chí Minh không ngờ tới.
Trong khi trung tâm thành phố bị kiểm soát chặt chẽ, các nhà hoạt động đã chia thành những nhóm nhỏ tới những khu vực mà cảnh sát thường không canh gác. Thời điểm thường là vào cuối buổi chiều hoặc đầu buổi tối.
Trong quá khứ, các cuộc biểu tình chủ yếu được tổ chức vào các buổi sáng chủ nhật, tạo cho mọi người cơ hội tham gia vì có một số người chỉ có thể tham gia ngoài giờ làm việc hành chính. Những cuộc biểu tình đó – đôi khi được tổ chức trong những ngày cuối tuần liên tiếp và thường là chống lại sự xâm lược của Trung Quốc đối với chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông- thường bị cảnh sát theo dõi chặt chẽ và bị khốngchế trước khi bị đàn áp.
Các nhà hoạt động thay đổi thói quen này và hiện đang tổ chức các cuộc biểu tình vào các ngày trong tuần. Thay vì tập trung và diễu hành ở trung tâm thành phố, các nhà hoạt động thường tổ chức các buổi biểu tình mang tính bất ngờ, giương biểu ngữ và hô vang các khẩu hiệu trên các con phố nhỏ và các khu vực ngoại vi khác trong thành phố. Đôi khi họ đến hiện trường bằng xe máy và rời đi trước khi cảnh sát đến.
Mục tiêu rõ ràng là duy trì tinh thần của giới bất đồng chính kiến và tránh sự đàn áp của chính phủ.
Phong trào phản kháng của giới bất đồng chính kiến bắt đầu nở rộ năm 2007 thông qua sự phản ứng về kế hoạch của đảng và chính phủ nhằm triển khai dự án khai thác boxit ở Tây Nguyên, một khu vực nổi tiếng với nhiều thắng cảnh, và quan trọng đối với an ninh quốc gia.
Nhiều nhà bất đồng chính kiến, giới trí thức và một số cựu quan chức cao cấp, trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cựu Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, đã phản đối dự án, một dự án lớn có sự tham gia của nhà thầu Trung Quốc.
Trong quá khứ, nhà chức trách ViệtNam đã chấp nhận một số cuộc biểu tình nhưng đàn áp các cuộc biểu tình khác vì sợ rằng các cuộc biểu tình yêu nước có thể biến thành các biểu hiện chống chính phủ. Nhiều nhà hoạt động đã bị bắt, bị đánh đập và thẩm vấn, và một số bị cầm tù trong những vụ án nguỵ tạo có động cơ chính trị.
Tuy nhiên, có hai đợt biểu tình lớn trong năm 2014 và 2016 đã khiến chính phủ bất ngờ. Đầu tiên là ở Hà Nội khi các nhà hoạt động địa phương và các nhà môi trường xuống đường để phản đối kế hoạch của chính quyền thủ đô nhằm chặt 6.700 cây cổ thụ trồng bởi người Pháp hơn 100 năm trước.
Trong cả hai đợt biểu tình này, chính phủ đàn áp dữ dội, bắt giữ, đánh đập và tra tấn nhiều nhà hoạt động. Một số nhà hoạt động bị bắt giữ và kết án tù nhiều năm như Hoàng Đức Bình, Nguyễn Văn Hoá, Nguyễn Văn Oai và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, với mức án từ 6 đến 14 năm.
Từ ngày 10 đến 17 tháng 6 năm nay, chính quyền Việt Nam lại bắt giữ hàng trăm người biểu tình, đánh đập nhiều người trong số họ trong thời gian giam giữ. Nhà chức trách ở thành phố Hồ Chí Minh và Bình Thuận thông báo rằng họ vẫn giam giữ hàng chục người biểu tình để điều tra họ về cáo buộc “gây rối loạn công cộng,” “gây mất an ninh” và “chống người thi hành công vụ.” Nếu bị kết án, họ có thể phải đối mặt với tù từ ba đến bảy năm cho mỗi cáo buộc.
Đồng thời, nhà chức trách ở thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục sách nhiễu những người đã được trả tự do, bằng việc giám sát và hạn chế sự đi lại của họ.
Nhưng các nhà hoạt động vẫn không nao núng khi họ tiếp tục cuộc đấu tranh ôn hoàt hông qua các cuộc biểu tình ngắnvà ở quy mô nhỏ.Đó là một hình thức phản đối ôn hòa bằng cách sử dụng chiến thuật du kích để đối phó với một chính quyền sẵn sàng sử dụng bạo lực để đàn áp.