LHQ sắp kiểm điểm Việt Nam về thực thi Công Ước Chống Tra Tấn

Ts. Nguyễn Đình Thắng, Mạch sống mới, ngày 04/10/2018

 

Trên nguyên tắc, chính quyền có nghĩa vụ giải trình, một cách thường xuyên, với người dân. Tuy nhiên, các chế độ độc tài không nghĩ rằng họ có nghĩa vụ ấy – quan niệm của họ là cai trị thay vì phục vụ người dân. Đối với các chế độ như vậy, người dân có thể khai thác thể thức “kiểm điểm” (review) của Liên Hiệp Quốc để đòi hỏi chính quyền giải trình. Cứ khoảng 4.5 năm, một chính quyền phải qua cuộc kiểm điểm về thực thi mỗi công ước LHQ về nhân quyền mà họ đã ký kết và chuẩn duyệt. Để chuẩn bị cho mỗi cuộc kiểm điểm, người dân và các tổ chức nhân quyền đều có quyền trình bày các vấn đề vi phạm nhân quyền, đặt câu hỏi và đưa các kiến nghị cho quốc gia sắp phải giải trình trước LHQ.

Giữa tháng 11 tới đây, chính quyền Việt Nam sẽ giải trình trước một uỷ ban của LHQ về thực thi Công Ước LHQ về Chống Tra Tấn. Nhà nước Việt Nam ký công ước này ngày 7 tháng 11 năm 2013 và Quốc Hội Việt Nam chuẩn duyệt nó ngày 28 tháng 11 năm 2014.  Công ước hiệu lực ngày 5 tháng 2 năm 2015. Để chuẩn bị cho cuộc kiểm điểm, ngày 13 tháng 9 năm 2017 nhà nước Việt Nam nộp bản phúc trình cho Uỷ Ban Chống Tra Tấn cùa LHQ. Bản phúc trình này nói về các nỗ lực “luật hoá” các cam kết này, nhưng không nói đến việc thực thi cam kết trong xã hội.  Cuộc kiểm điểm sẽ diễn ra tại trụ sở LHQ ở Geneva trong các ngày 14 và 15 tháng 11 tới đây.

Các tổ chức xã hội dân sự ở trong và ngoài nước có cơ hội để cung cấp thông tin bổ khuyết hoặc phản biện. Hạn chót cho các bản báo cáo của xã hội dân sự là ngày là 15 tháng 10, nghĩa là chỉ khoảng mươi ngày tới đây.

Thống kê về tra tấn tại Việt Nam (nguồn: endtorturevn.org)

Hiện nay BPSOS đang phối hợp một số tổ chức XHDS ở trong và ngoài Việt Nam để cùng soạn bản báo cáo về các hành vi tra tấn và bạo lực hàng loạt nhắm vào các người tham gia biểu tình chống Luật An Ninh Mạng và dự thảo Luật Đặc Khu Kinh Tế. Song song, BPSOS đóng góp thông tin cho một bản báo cáo chung với một số tổ chức quốc tế về các vụ việc tra tấn khác.

Ngoài việc biên soạn báo cáo, BPSOS đã và đang thực hiện chương trình gồm các phần chính sau đây:

–          Đã tổ chức buổi hướng dẫn về nội dung Công Ước LHQ về Chống Tra Tấn và cách thức soạn bản báo cáo cho buổi kiểm điểm cho một số tổ chức XHDS của người Việt ở ngoài Việt Nam;

–          Sẽ cử phái đoàn hỗn hợp đại diện các tổ chức XHDS Việt Nam và các tổ chức nhân quyền quốc tế tiếp xúc riêng uỷ ban kiểm điểm và tham dự cuộc kiểm điểm Việt Nam;

–          Sẽ phát động chương trình thông tin và hướng dẫn cho người dân ở Việt Nam về nội dung của Công Ước LHQ về Chống Tra Tấn, trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà nước về chống tra tấn, và cách thức báo cáo các hành vi tra tấn.

Đồng thời BPSOS đang phối hợp với Liên Minh Chống Tra Tấn – Việt Nam và Chiến Dịch Bài Trừ Tra Tấn ở Việt Nam để phổ biến thông tin mang tính cách giáo dục quần chúng ở trong và ngoài nước:

–          https://www.facebook.com/endtorturevn/

–          http://endtorturevn.org/

–          http://www.stoptorture-vn.org/

Chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận thông tin về các hành vi tra tấn ở Việt Nam. Xin gửi thông tin cho: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. ” style=”margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-size: 12px; background-color: transparent; color: rgb(21, 74, 127); text-decoration: none;”>bpsos@bpsos.org hoặc Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. ” style=”margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-size: 12px; background-color: transparent; color: rgb(21, 74, 127); text-decoration: none;”>endtorturevn@gmail.com

Ma Seo Sùng, 1 tín đồ Tin Lành người Hmong chết trong trại tạm giam. Công an Đắk Lắk cho biết anh ta tự tử

Từ năm 2009, BPSOS đã có nhiều nỗ lực để khai thác các cuộc kiểm điểm định kỳ của LHQ đối với Việt Nam về thực thi các cam kết nhân quyền. Việt Nam hiện nay đã ký 7 trong số 9 công ước LHQ quan trọng về nhân quyền. Đó là (trong ngoặc là năm mà Việt Nam ký kết):

ICCPR – Công Ước về Quyền Dân Sự và Chính Trị (1982)

ICESCR – Công Ước về Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hoá (1982)

CERD – Công Ước về Chống Kỳ Thị Sắc Tộc (1982)

CEDAW – Công Ước về Cấm Kỳ Thị Phụ Nữ (1980)

CRC – Công Ước về Quyền Trẻ Em (1990)

CAT – Công Ước Chống Tra Tấn và các Đối xử hoặc trừng phạt vô nhân đạo và hạ nhân phẩm (2013)

CRPD – Công Ước về Quyền của Người Khuyết Tật (2014)

Hai công ước mà Việt Nam chưa ký gồm có:

CED – Công ước về bị mất tích bởi chính quyền

CMW – Công ước về người lao động di dân và gia đình của họ

Cứ khoảng 4.5 năm, quốc gia ký kết lại phải qua cuộc kiểm điểm về mỗi công ước. Ngoài ra cứ khoảng 5 năm thì lại có một lần kiểm điểm định kỳ phổ quát (Universal Periodic Review, hoặc UPR), nghĩa là về mọi lĩnh vực nhân quyền. Nghĩa là mỗi 4.5 – 5 năm thì Việt Nam phải qua tổng cộng 8 cuộc kiểm điểm bởi LHQ về nhân quyền. Đây là cơ hội để người dân trong nước mượn diễn đàn LHQ để đặt vấn đề giải trình với nhà nước.

Trong 6 tháng tới đây, sẽ có 4 cơ hội liên tiếp để đưa vấn đề vi phạm nhân quyền ở Việt Nam ra trước diễn đàn LHQ:

– Tháng 11: Kiểm điểm Việt Nam về thực thi Công Ước LHQ về Chống Tra Tấn
– Tháng 12: Họp giữa Ban Kiểm Điểm UPR và XHDS
– Tháng 1 năm 2019: Kiểm điểm UPR đối với Việt Nam
– Tháng 3 năm 2019: Kiểm điểm thực thi Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR)

Từ tháng 3 năm nay, BPSOS đã có chương trình để chuẩn bị cho một số tổ chức XHDS Việt Nam ở trong và ngoài nước khai dụng các cơ hội này. Chương trình này bao gồm:

(1)    Huấn luyện về các công ước LHQ về nhân quyền

(2)    Huấn luyện về luật Việt Nam

(3)    Huấn luyện về cách thu thập và phối kiểm thông tin về vi phạm nhân quyền

(4)    Đào tạo cách viết một bản báo cáo theo đúng tiêu chuẩn của LHQ

(5)    Thực hiện và nộp các bản báo cáo

(6)    Tổ chức các cuộc họp với các cơ quan LHQ về nhân quyền

(7)    Tổ chức phái đoàn tham gia các buổi kiểm điểm

Lịch trình kiểm điểm Việt Nam được cập nhật tại đây:

https://tbinternet.ohchr.org/_layouts/TreatyBodyExternal/countries.aspx?CountryCode=VNM&Lang=EN

Các bản phúc trình mà nhà nước Việt Nam nộp được lưu trữ tại đây:

https://tbinternet.ohchr.org/_layouts/treatybodyexternal/TBSearch.aspx?Lang=En&CountryID=192

Báo cáo UPR của BPSOS và International Society for Human Rights năm 2009:

http://dvov.org/wp-content/uploads/2018/10/Vietnam-UPR-Questions-04-01-09.pdf

Các báo cáo UPR năm 2014 của BPSOS, CAMSA và nhiều tổ chức XHDS Việt Nam:

https://www.ohchr.org/EN/HRBodies/UPR/Pages/UPRVNStakeholdersInfoS18.aspx

Báo cáo về CEDAW của BPSOS và Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam năm 2015:

https://tbinternet.ohchr.org/Treaties/CEDAW/Shared%20Documents/VNM/INT_CEDAW_NGO_VNM_20871_E.pdf

Báo cáo về ICCPR 2019 của BPSOS và một chục tổ chức XHDS Việt Nam:

https://tbinternet.ohchr.org/_layouts/treatybodyexternal/SessionDetails1.aspx?SessionID=1213&Lang=en

Bài liên quan:

“Gói” Chính Sách Về Nhân Quyền
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2803

Vận Dụng UPR Để Phát Huy Xã Hội Dân Sự
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2798