Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 11, từ ngày 11 đến 17/3/2019: Việt Nam báo cáo việc thực thi Công ước ICCPR

 

Người Bảo vệ Nhân quyền| ngày 17/3/2019

Trong hai ngày 11 và 12/3, Uỷ ban Nhân quyền của Liên Hợp quốc đã tiến hành hai phiên họp kiểm điểm tình hình thực hiện Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) tại trụ sở chính của cơ quan này ở Geneva (Thuỵ Sỹ). Trong hai phiên chất vấn, phái đoàn 24 người của chính phủ Việt Nam đã nhận được rất nhiều câu hỏi về tình hình nhân quyền và dân quyền từ một nhóm chuyên gia về nhân quyền của uỷ ban.

Trước đó, nhóm chuyên gia về nhân quyền đã có hai phiên tham vấn từ nhiều tổ chức dân sự trong nước và quốc tế để nhận thông tin cập nhật về tình hình Việt Nam. Cùng với BPSOS, tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền đã cử người tham dự phiên tham vấn.

Nhà cầm quyền tỉnh Gia Lai đã bắt giữ bà Nguyễn Thị Huệ với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự 2015. Bà Huệ là một người thường xuyên kêu oan cho chồng mình vì bị xử sai trong một tai nạn giao thông. Việc bắt giữ bà có liên quan đến việc bà và con gái đăng và chia sẻ bài trên trang Facebook cá nhân.

Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Túc, người đang thụ án tù 13 năm tại Trại giam số 6 (tỉnh Nghệ An) vì tội danh nguỵ tạo “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền,” đang bị nhiều bệnh hiểm nghèo mà không được chữa trị. Theo vợ của ông thì sức khoẻ của ông suy sụp nghiêm trọng và rất khó để ông có thể sống sót để thụ hết án tù.

Ngày 07/3, an ninh cửa khẩu Tân Sơn Nhất đã ngăn không cho bà Bùi Kim Phượng, vợ của tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển, xuất cảng sang Đức để vận động cho chồng.

Ngày 14/3, nhà cầm quyền ở nhiều thành phố, đặc biệt là Hà Nội và Sài Gòn, đã đưa mật vụ và dân phòng tới gần nhà riêng của giới bất đồng chính kiến để ngăn không cho họ ra ngoài trong dịp tưởng niệm ngày mất đảo Gạc Ma và thắp hương cho 64 chiến sỹ hải quân bị quân đội Trung Quốc giết hại 31 năm trước.

Ngày 15/3, tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) đã ra thông cáo kêu gọi chính quyền Thái Lan ngừng sách nhiễu và tôn trọng quyền tỵ nạn của nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền, người đang cùng vợ và ba con nhỏ tỵ nạn trên đất Thái. Theo anh này thì anh đang bị cảnh sát Thái truy lùng vì đã trợ giúp cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất, người chạy sang Thái Lan để xin tỵ nạn và đã mất tích từ cuối tháng 1 năm nay. 

Trước phiên toà phúc thẩm xử 5 nhà hoạt động của nhóm Liên minh Dân tộc Việt và phiên sơ thẩm xử nhà hoạt động Lê Minh Thể của nhóm Hiến Pháp, tổ chức Quan sát Nhân quyền đã kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho 6 người vì họ chỉ thực hiện quyền phản kháng ôn hoà.

===== 11/3 =====

Vợ tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển bị dừng xuất cảnh

Bà Kim Phượng, vợ của tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển, đã bị an ninh Việt Nam dừng xuất cảnh khi bà định đi sang Đức để vận động cho chồng.

Ngày 07/3, khi bà làm thủ tục để xuất cảnh tại phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất, an ninh phi trường đã đưa bà vào một phòng riêng để thông báo với bà rằng bà không thể được xuất cảnh vì lý do an ninh quốc gia.

Phía an ninh không giải thích gì thêm trong biên bản làm việc, và không thu giữ hộ chiếu của bà như một số trường hợp khác.

Ông Nguyễn Bắc Truyển là một người hoạt động nhân quyền rất năng nổ ở khu vực miền Nam. Ông là một trong nhóm người vận động thành lập Hội Anh em Dân chủ, nhưng đã rời khỏi tổ chức này sau một thời gian ngắn. Ông trợ giúp nhiều nhóm tôn giáo để đối phó lại với việc hạn chế quyền thực hành tôn giáo.

Vì những hoạt động cổ suý nhân quyền và dân chủ của ông, ông đã bị chế độ cộng sản toàn trị nhắm mục tiêu. Ông bị đánh đập nhiều lần bởi mật vụ, và bị bắt vào ngày 30/7/2017 trong cùng một ngày với 3 thành viên chủ chốt khác của Hội Anh em Dân chủ là Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội và Trương Minh Đức. Cả bốn người bị cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999. Năm 2018, ông cùng 5 người khác của Hội Anh em Dân chủ bị kết án tù với mức án từ 7 đến 15 năm tù. Bản thân ông bị án 11 năm tù giam và 3 năm quản chế. Hiện ông đang bị giam tại Trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam, trong điều kiện sống rất hà khắc.

Bà Kim Phượng là một trong số những người thân của tù nhân lương tâm bị cấm xuất cảnh hay bị sách nhiễu sau khi đi vận động ở nước ngoài. Những người khác bao gồm bà Nguyễn Kim Thanh, vợ của tù nhân lương tâm Trương Minh Đức, và Hoàng Nguyên, em trai của tù nhân lương tâm Hoàng Đức Bình…

===== 12/03 ====== 

Việt Nam điều trần trước LHQ về thực thi ICCPR

Trong hai ngày 11-12/3, Chính phủ cộng sản Việt Nam ra điều trần trước  trước Uỷ ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc (LHQ) về việc thực thi Côngước về Quyền Dân sự và Chính trị(International Covenant on Civil and Political RightsICCPR) sau 15 năm trì hoãn không lý do.

Trong hai phiên điều trần mỗi phiên kéo dài 3 tiếng, phái đoàn 24 người của chính phủ cộng sản sẽ phải trả lời nhiều câu hỏi về Luật An ninh mạng, tù nhân lương tâm, Hội Cờ đỏ, đàn áp biểu tình, bắt giữ độc đoán, tra tấn, tình trạng vô quốc gia của người Thượng và Hmong, cướp đất…

Phái đoàn củachính phủ cộng sản có 24 người đến từ nhiều bộ ngành khác nhau, dẫnđầu bởi Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc.

Hai phiên điều trần này được truyền hình trực tiếp trên website của LHQ: webtv.un.org/live

Trước phiên điều trần, Uỷ ban Nhân quyền có hai buổi gặp gỡ với nhiều tổ chức dân sự từ Việt Nam và quốc tế có gửi báo cáo song song với báo cáo của chính phủ về thực thi ICCPR để thu thập thêm thông tin trước khi đưa ra câu hỏi cho phái đoàn chính phủ Việt Nam. Ngoài 3-4 phái đoàn đến từ Việt Nam, có hàng chục tổ chức khác của người Việt ngoài nước và quốc tế đến tham dự kỳ kiểm định này.

Trong khi các đoàn đến từ Việt Nam ca ngợi “thành tựu” của chính thể cộng sản Việt Nam và đưa ra một vài câu hỏi không mang tính nhạy cảm, thì các đoàn khác thẳng thắn đưa ra các câu hỏi chất vấn chính quyền cộng sản về những vi phạm về quyền dân sự và chính trị để đề nghị Uỷ ban Nhân quyềnLHQ hỏi lại Hà Nội.

Lẽra Việt Nam phải báo cáo vềthực thi ICCPR vào năm 2004 theo yêu cầu của Ủy ban Nhân quyền, sau khi kết thúc kỳ báo cáo lần thứ hai vào năm 2002. Tuy nhiên, HàNộiđã không tuân thủ, chậm trễ thời hạn báo cáo một cách không rõ lý do.

Kể từ khi khi gia nhập ICCPR vào năm 1982, Việt Nam đã trải qua hai kỳ báo cáo vào năm 1990 và năm 2002.

Theo quy định của công ướcnày, quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ báo cáo định kỳ trước Ủy ban Nhân quyền về việc triển khai thực hiện công ước tại quốc gia mình, theo chu kỳ khoảng bốn năm/lần, và báo cáo khi có yêu cầu từ Ủy ban.

Thông qua các phiên điều trần xem xét báo cáo, Ủy ban Nhân quyền sẽ đánh giá mức độ thực thi các quyền dân sự và chính trị tại quốc gia, chỉ ra các hạn chế trong việc thụ hưởng quyền tại quốc gia không đáp ứng được tiêu chuẩn của công ước, và từ đó đưa ra khuyến nghị giúp quốc gia cải thiện tình hình nhân quyền.

——————–

Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Túc bị đối xử hà khắc trong Trại giam số 6

Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Túc, người đang thụ án tù 13 năm tại Trại giam số 6 ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, đang bị đối xử một cách vô nhân đạo bởi ban giám thị trại giam này.

Bà Ruệ, vợ của ông Nguyễn Văn Túc đã thông báo về tình trạng của chồng mình ngay sau khi trở về nhà ngày 13/3 từ chuyến thăm chồng ở trại giam.

Chồng bà nói ông bị ban giám thị trại giam đối xử một cách tàn bạo. Cụ thể, chúng đưa ông vào nằm cùng phòng với một người bị kết án vì buôn ma tuý và người này thường xuyên đánh đập ông.

Ông Nguyễn Văn Túc nói khi gia đình gửi đồ ăn cho ông, ban giám thị không chuyển ngay cho ông mà giữ lại và chỉ đưa cho ông khi thức ăn đã phân huỷ và bốc mùi.

Ông bị nhiều bệnh, trong đó có bệnh trĩ rất nặng. Cả ông và bà đều cho rằng với sự đối xử hiện nay của ban giám thị trại giam, bệnh của ông ngày càng trầm trọng và ông ít có khả năng sống đến khi mãn hạn tù.

Bàkêu gọi cộng đồng quốc tế và trong nước quan tâm đến trường hợp của ông.

ÔngNguyễn Văn Túc là chủ tịch Hội Anh em Dân chủ cho tới ngày bị bắt vào đầu tháng 9 năm 2017. Năm 2018, ông bị kết án với cáo buộc nguỵ tạo “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật hình sự 1999.

Ông là một trong 9 thành viên chủ chốt của tổ chức này bị bắt và kết án với mức án rất nặng nề từ 7 đến 15 năm tù giam. Những người còn lại là Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức, Trần Thị Xuân, Nguyễn Trung Trực và Nguyễn Bắc Truyển.

Trạigiam số 6 có truyền thống đối xử vô nhân đạo với tù nhân lương tâm. Nhiều tù nhân lương tâm ở đây đã tuyệt thực để phản đối ban giám thị, như ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) và ông Nguyễn Xuân Nghĩa.

——————–

Dân oan Nguyễn Thị Huệ bị bắt với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ”

Nhà cầm quyền cộng sản tỉnh Gia Lai đã bắt giữ dân oan Nguyễn Thị Huệ với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự 2015 vì những bài viết của bà trên mạng xã hội Facebook.

The nguồn tin từ một số nhà hoạt động nhân quyền ở địa phương thì sáng ngày 12/3, khoảng 20 công an tỉnh Gia Lai đã đến nhà riêng của bà Huệ ở thôn Kim Thành, xã Ia Hrung, huyện Ia Grai để khống chế hai mẹ con bà và khám xét nhà.

Khoảng 2 g chiều, công an đọc lệnh bắt và sau đó đưa bà lên giam tại trại tạm giam của công an huyện.

Theo quyết định của phía công an, bà Huệ sẽ bị giam giữ 3 tháng để điều tra. Với cáo buộc này, bà có thể phải chịu mức án cao nhất là 7 năm nếu bị kết tội. 

Bà Huệ, sinh năm 1968, là một người dân đi khiếu kiện cho chồng trong nhiều năm nay vì chồng bà bị vu oan trong một tai nạn giao thông. Người chồng chỉ là người đi cùng xe với một người bạn nhưng khi tai nạn xảy ra, người bạn lái xe bị chết, ông chỉ bị thương nhưng lại bị vu cho là người cầm lái.

Bà cùng con gái sử dụng nick Den Quang trên mạng Facebook để đưa tin về vụ khiếu kiện của gia đình và một số vụ oan ức khác.

Do nền tư pháp thối nát và nhà cầm quyền tham nhũng từ cấp cơ sở đến trung ương, hàng chục nghìn người bị kết án oan hoặc bị cướp đất. Họ thường tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội và Sài Gòn để khiếu kiện trong nhiều năm mà không được giải quyết.

Chế độ độc tài toàn trị của Việt Nam thường sử dụng Điều 331 của Bộ luật Hình sự 2015 để đàn áp giới bất đồng chính kiến và người khiếu kiện. Hiện có 14 người đã bị kết án hoặc bị giam giữ để điều tra về tội danh này, theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders). Trong số này có nhà báo công dân Lê Anh Hùng, Đỗ Công Đương, Hoàng Đức Bình và Lê Minh Thể.

===== 14/3 =====

Giới hoạt động ở Việt Nam bị cấm tưởng niệm Gạc Ma

Chính quyền cộng sản Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp để ngăn cản giới hoạt động tụ tập để kỷ niệm ngày Trung Cộng xâm chiếm đảo Gạc Ma và giết hại 64 chiến sỹ hải quân.

Hàng chục nhà hoạt động ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều nơi khác cho biết họ bị lực lượng an ninh cộng sản canh giữ gần tư gia và không cho họ đi ra ngoài từ sáng sớm ngày 14/3.

Giảng viên đại học Đào Thị Thu nói rằng cô có giờ dạy ở trường nhưng mật vụ không cho cô đi xe riêng hay sử dụng xe công cộng, và cô không thể đến trường để dạy. Cô cho biết việc ngăn cản cô đi làm ảnh hưởng đến chương trình dạy học của cô.

Ông Nguyễn Tường Thuỵ, phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, có ý định ra tượng đài Lý Thái Tổ để thắp hương nhưng khi ông bước khỏi căn hộ chung cư ở quận Thanh Xuân (Hà Nội), ông bị một nhóm mật vụ xông đến và ép ông phải quay trở về nhà.

Nhiều người ra được ngoài đường nhưng sau đó vẫn bị mật vụ ép quay trở về trong khi ở khu vực tượng đài Lý Thái Tổ ở trung tâm Hà Nội, chính quyền thủ đô đã đưa một nhóm đông phụ nữ và nam giới đến nhảy nhót, bật nhạc om sòm.

Tình hình tương tự ở Sài Gòn, nơi chính quyền cộng sản đã cẩu lư hương của Đức Thánh Trần Hưng Đạo và đưa xe rác chặn khu vực tượng ông ở trung tâm thành phố trong sáng sớm ngày 17/02 nhằm ngăn cản giới hoạt động ở đây đến thắp hương tưởng niệm các chiến sỹ và dân chúng bị Trung Cộng giết hại khi xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam trong tháng 02 năm 1979.

Trong nhiều năm trước đây, chế độ cộng sản Việt Nam chưa triệt để cấm giới hoạt động tưởng niệm những ngày như 19/1- ngày Trung Cộng tấn công Hoàng Sa, ngày 17/92 và 14/3, giới bất đồng chính kiến vẫn có thể tập trung ở trung tâm Hà Nội và Sài Gòn để thắp hương tưởng niệm những người đã bị quân Trung Quốc giết hại. Chính quyền chỉ dám đưa lũ dư luận viên ra để quấy rối người đi tưởng niệm.

Trước năm 1988, Trung Cộng không hiện diện ở quần đảo Trường Sa. Sau khi chiếm đảo Gạc Ma từ Việt Nam mà không vấp phải sự kháng cự nào của Hà Nội, Bắc Kinh tiếp tục lấn chiếm nhiều đảo khác, và tuyên bố sở hữu gần như cả Biển Đông, bao gồm hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Việc Hà Nội không nổ súng bắn trả quân xâm lược cũng như không đưa không quân tái chiếm Gạc Ma có thể được giải thích rằng Gạc Ma chính là món quà mà Cộng sản Ba Đình dâng cho Bắc Kinh để đổi lại việc bình thường hoá quan hệ giữa hai chính thể cộng sản sau nhiều năm có mâu thuẫn.

——————–

Việt Nam: Sáu nhà hoạt động sắp bị vào tù

HRW: Hôm nay Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng sáu nhà hoạt động và blogger Việt Nam đang phải đối mặt với các mức án tù kéo dài vì hành vi bất đồng ôn hòa của họ. Chính quyền Việt Nam cần ngay lập tức phóng thích sáu người này; họ bị truy tố vì các hoạt động chính trị ôn hòa, như lập hội, bày tỏ ý kiến trên mạng xã hội, và tham gia nhóm họp đông người.

Năm người trong số đó đã bị đưa ra xét xử hồi tháng Mười năm 2018 vì tham gia một nhóm dân chủ và bị kết án từ 8 đến 15 năm tù. Một tòa án cấp cao dự kiến sẽ xử phiên phúc thẩm vụ của Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Văn Đức Độ, Nguyễn Quốc Hoàn, Phan Trung và Từ Công Nghĩa tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 18 tháng Ba năm 2019. Trong một vụ án khác, Lê Minh Thể sẽ bị xử vào ngày 20 tháng Ba ở tòa án quận Bình Thủy, Cần Thơ về các bài đăng trên Facebook của mình.

“Chính sách đàn áp ngày càng sâu rộng của Việt Nam nhằm vào các tổ chức chính trị độc lập và cá nhân các nhà hoạt động – những người dám đòi hỏi chính quyền phải tôn trọng nhân quyền và phục hồi nền dân chủ,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Các đối tác thương mại và các nhà tài trợ quốc tế cần nói với Việt Nam rằng nếu cứ tiếp tục chính sách đàn áp này thì sẽ gặp vấn đề với các thỏa thuận tài trợ và thương mại mà chính quyền Hà Nội đang muốn ký kết với Bắc Mỹ và Liên Minh Châu Âu.”

Đọc chi tiết tại đây: https://www.hrw.org/vi/news/2019/03/14/328201

===== 15/3 ===== 

RSF kêu gọi Thái Lan bảo đảm an toàn cho nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền 

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) kêu gọi Chính phủ Thái Lan tôn trọng quyền tỵ nạn của nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền và bảo đảm an ninh cho anh và gia đình khi đang tỵ nạn tại quốc gia này.

Trong thông cáo báo chí ngày 15/3, RSF nói tổ chức này lo ngại rằng nhà chức trách Thái Lan có thể cho phép mật vụ Việt Nam bắt cóc người bảo vệ nhân quyền Bạch Hồng Quyền, người cùng vợ và ba con nhỏ sang tỵ nạn ở Thái Lan từ tháng 5 năm 2017.

Anh và gia đình được Văn phòng Cao uỷ Liên Hợp quốc về người tỵ nạn (UNHCR) tại Thái Lan cấp quy chế tỵ nạn và đang chờ được chuyển sang nước thứ ba.

Tình trạng an ninh của anh bị đặt dấu hỏi vì có liên quan đến cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất, người đào thoát khỏi Việt Nam vào giữa tháng 1 năm nay và bị mất tích sau đó hơn 1 tuần.

Anh được cho là người đã đưa ông Trương Duy Nhất đến Văn phòng của UNHCR ở Bangkok vào ngày 25/2 để ghi danh xin tỵ nạn. Ngày hôm sau, ông Trương Duy Nhất bị mất tích và có nguồn tin nói rằng ông bị mật vụ Việt Nam bắt cóc và đã đưa ông về giam tại Trại tạm giam B14 của Bộ Công an ở Hà Nội.

Sau khi tin tức về vụ mất tích của ông Trương Duy Nhất được đưa lên truyền thông, nhiều tổ chức nhân quyền như RSF, Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) và Ân xá Quốc tế (Amnesty International) kêu gọi Thái Lan điều tra vụ việc.

Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan nói sẽ điều tra, và họ bắt đầu tìm kiếm những người được cho là giúp ông Trương Duy Nhất nhập cảnh bất hợp pháp vào Thái Lan và trú ở Bangkok, trong đó có Bạch Hồng Quyền.

Đầu tháng 3, Bạch Hồng Quyền đã viết một thư ngỏ kêu gọi các tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng bảo vệ anh khỏi sự truy lùng của cảnh sát Thái cùng mật vụ của Việt Nam, vì anh cho rằng mình là “nhân chứng duy nhất” chứng kiến sự hiện diện của ông Trương Duy Nhất trên đất Thái.

Người Buôn gió, hay là blogger Bùi Thanh Hiếu, một người quan hệ gần gũi với Bạch Hồng Quyền, viết trên mạng xã hội rằng mật vụ Việt Nam đã đút lót cảnh sát Thái để nhận sự hỗ trợ trong việc bắt cóc ông Trương Duy Nhất.

Nếu Bạch Hồng Quyền bị mật vụ Việt Nam bắt (cóc), anh sẽ bị đưa về và bị truy tố vì anh đã từng bị truy nã bởi nhà cầm quyền Hà Nội sau khi cùng nhà hoạt động Hoàng Đức Bình trợ giúp ngư dân ở miền Trung trong việc kiện Formosa. Anh Hoàng Đức Bình đã bị bắt vào tháng 5 năm 2017 và sau đó bị kết án 14 năm tù giam.

===== ===========

Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây: https://www.vietnamhumanrightsdefenders.net/2019/03/17/74955/