Trong tuần, lực lượng an ninh Việt Nam đã bắt giữ 3 Facebooker tên là Nguyễn Chí Vửng, Trần Thanh Giang và Võ Thường Trung khi an ninh bị thắt chặt ở nhiều tỉnh thành miền Nam trong dịp kỷ niệm 44 năm ngày thống nhất đất nước.
Anh Vửng, người từng bị bắt giam hai lần trong năm 2018 vì tham gia biểu tình ôn hoà ở thành phố Hồ Chí Minh, đã bị công an tỉnh Bạc Liêu bắt giữ ngày 23/4 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.” Trong khi đó, Phật tử Hoà Hảo Trần Thanh Giang và Võ Thường Trung bị bắt nhưng chưa rõ cáo buộc chống lại họ.
Để khống chế biểu tình trong dịp nghỉ lễ 5 ngày, lực lượng an ninh ở nhiều tỉnh thành ở miền Nam đã đặt chế độ trực chiến cao độ và theo dõi người hoạt động ở địa phương mình.
Nguyễn Thiện Nhân, uỷ viên Bộ Chính trị và Bí thư thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên bố không để xảy ra biểu tình trong dịp này. Ông này cho biết đã yêu cầu lực lượng an ninh thành phố áp dụng mọi biện pháp để ngăn cản và phá vỡ mọi cuộc biểu tình. Ông ta cũng cho biết an ninh đang theo dõi chặt chẽ 600 người hoạt động và sẵn sàng bắt giữ họ.
Côn đồ và mật vụ đã đánh đập 7 người theo đạo Tin lành ở Bắc Giang, và tấn công thiện nguyện viên Nguyễn Văn Diệu Linh ở Sài Gòn.
Năm nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Đức Độ, Từ Công Nghĩa và Phan Trung đang làm việc với luật sư của họ để kháng cáo lên Toà án Nhân dân Tối cao để đòi giám đốc thẩm sau khi kháng cáo của họ bị từ chối trong phiên phúc thẩm trong tháng 1. Hiện họ đang bị giam ở Trại giam Bố Lá (tỉnh Bình Dương) trước khi bị đày đi xa.
Cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất, người đang bị giam giữ ở Trại tạm giam T16 ở Hà Nội, bị từ chối nhận thức ăn từ gia đình. Gia đình ông chỉ được nhận tiền ký gửi trong khi gia đình người bị tạm giam khác trong cơ sở này đều được gửi thức ăn và tiền cho họ.
Trong khi đó, nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền, người được cho là giúp đỡ ông Nhất trong thời gian ông ở Thái Lan, đã bị giam giữ bởi cảnh sát Thái. Theo một nguồn tin chưa kiểm chứng, Quyền đã tự đến khai báo với cảnh sát Thái sau khi chính quyền Thái truy tìm anh vì liên quan đến ông Nhất. Anh Quyền và gia đình tuy được cấp quy chế tỵ nạn chính trị nhưng anh vẫn đối mặt với khả năng bị trục xuất về Việt Nam. Trong tháng trước, Quyền công bố một thư ngỏ kêu gọi các tổ chức nhân quyền can thiệp tránh bị cảnh sát Thái và mật vụ Việt Nam bắt.
Blogger Lê Anh Hùng bị đưa trở lại trại giam của Sở Công an Hà Nội sau một thời gian bị đưa vào bệnh viện tâm thần để giám định sức khoẻ.
Và một số tin quan trọng khác.
===== 21/4 =====
Nhóm Tinlành ở Bắc Giang bị đánh đập bởi côn đồ dưới sự bảo kê của công an địa phương
Một nhóm 7 người theo đạo Tin lành ở tỉnh Bắc Giang đã bị côn đồ và mật vụ đánh đập dưới sự bảo kê của lực lượng công an cộng sản ở địa phương.
Theo bà Vũ Minh Khánh, vợ của cựu tù nhân lương tâm luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài thì nhóm người bị đánh tại một ngôi nhà ở thôn Dĩnh Lục 2,xã Tân Dĩnh,huyện Lạng Giang. Những người này tin Chúa, sống đời sống lành mạnh: không nói bậy, không cờ bạc, không uống rượu hay bất kỳ tệ nạn nào. Hàng ngày mọi người đọc Kinh Thánh, hát Thánh ca, cầu nguyện, sống vui vẻ, chan hoà, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ người khác
Họ thuê nhà từ 05/4 và đến chiều 15/4 thì có đoàn công an xã đến hoạnh hoẹ, kiểm tra giấy tạm trú. Sau đó, sáng ngày 19/4, có khoảng 60 côn đồ ồ ạt xông đến nhà, phá cửa, chúng dùng cuốc, xẻng, xà beng và gậy bằng kim loại cùng bình xịt hơi cay để tấn công những người theo đại Tin lành. Cho dù chúng bịt mặt nhưng những nạn nhân vẫn nhận ra một số là công an đã đến kiểm tra tạm trú hôm trước.
Chúng dùng xà beng phá cửa, chửi bậy, dùng gạch đá ném vào nhà và cửa kính. Sau khi phá cửa, chúng xông vào đánh đập người theo đạo và đập phá tất cả tài sản trong nhà nhưtivi, quạt, giường chiếu, đàn ghi ta, bát đĩa, tủ…
Sau khi đánh họ nhừ tử, chúng bắt họ xếp hàng chứng kiến chúng đốt kinh thánh và sách vở, đốt thẻ căn cước và sổ thông hành của họ.
Bên ngoài khu nhà, cảnh sát cơ động tập trung rất đông. Tuy nhiên, khi các nạn nhân gọi điện cho công an địa phương thì mãi sau công an mới đến khi những kẻ tấn công đã bỏ đi.
Thiện nguyện viên Nguyễn Văn Diệu Linh bị mật vụ phục đánh
Mật vụ cộng sản ở thành phố Hồ Chí Minh đã đánh đập dã man thiện nguyện viên Nguyễn Văn Diệu Linhsau nhiều lần đe doạ nhằm buộc anh từ bỏ công việc thiện nguyện.
Tối ngày 21/4, anh Linh bị một nhóm người bịt mặt tấn công khi anh trên đường trở về nhà. Anh bị nhiều vết bầm tím khắp người và dập mu bàn tay phải.
Anh Linh kể rằng trước khi bỏ đi, những kẻ tấn công hăm doạ sẽ mạnh tay hơn nếu anh còn tham dự các chương trình từ thiện, mà cụ thể là các chương trình hỗ trợ thương phế binh Việt Nam Cộng hoà do Dòng Chúa cứu thế Kỳ Đồng tổ chức.
Anh Linh cho biết từ lâu an ninh cộng sản ở Sài Gòn tìm cách ngăn cản các hoạt động xã hội của anh và yêu cầu anh dừng các hoạt động thiện nguyện tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu thế Kỳ Đồng. Tuy nhiên, anh khảng khái trả lời rằng vì là một con chiên, anh vẫn sẽ tiếp tục công việc thiện nguyện.
Đây là lần thứ 3 anh Linh bị mật vụ cộng sản tấn công. Lần thứ nhất là vào năm 2017, và anh bị gãy ngón tay. Năm 2018, anh cũng bị đánh lén lần 2 và phải nhập viện điều trị. Trước đó, anh bị an ninh cộng sản câu lưu để tra hỏi về việc in áo phản đối dự luật Đặc khuKinh tế.
Tuy luôn ra rả về hoà giải dân tộc nhưng nhà cầm quyền Việt Nam luôn sử dụng chiêu trò bẩn thỉu để trả thù những người đã từng phục vụ chế độ Việt Nam Cộng hoà và đe doạ những người làm thiện nguyện mà đối tượng là thương phế binh của quân đội Việt Nam Cộng hoà.
Vài tháng trước đây, nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn đã đập phá một cơ sở của nhà thờ Dòng Chúa Cứu thế Kỳ Đồng, nơi tá túc của nhiều thương phế binh Việt Nam Cộng hoà.
===== 22/4 =====
Ông Lưu Văn Vịnh và 4 người bạn kháng án đòi giám đốc thẩm
Nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ Lưu Văn Vịnh cùng 4 người bạn của ông đã làm đơn lên Toà án nhân dân tối cao đòi giám đốc thẩm vụ án của năm người.
Ông Vịnh cùng bốn bạn là Nguyễn Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Đức Độ, Từ Công Nghĩa và Phan Trung có ý định thành lập tổ chức Liên minh Dân tộc Việt Nam với mục tiêu đòi quyền dân sự và chính trị cho mọi công dân. Các ông bị an ninh cộng sản thành phố Sài Gòn bắt giữ vào đầu tháng 11 năm 2016 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999.
Sau hơn 2 năm giam giữ, ngày 05/10/2018, 5 ông bị đem ra xét xử bởi Toà án cộng sản thành phố Sài Gòn và bị kết án với tổng cộng 57 năm tù giam và 15 năm quản chế. Cả 5 ông kháng cáo nhưng trong phiên phúc thẩm trong tháng 1 năm, Toà án cấp cao tại Sài Gòn giữ nguyên mức án.
Sau phiên phúc thẩm, cả 5 ông bị chuyển đến Trại giam Bố Lá ở tỉnh Bình Dương.
Trong đơn kháng cáo lần 2, các ông cho rằng trong phiên phúc thẩm, Toà án cấp cao tại Sài Gòn không hề xem xét về sự việc của 5 người khi bị bắt ra sao, xử một cách hời hợt qua loa, thẩm phán không xem xét sự việc của người bị kết án cũng như không để ý đến lời bào chữa của hai luật sư Đặng Đình Mạnhvà Nguyễn Văn Miếng.
Rất ít có khả năng Toà án tối cao của chế độ cộng sản sẽ chấp nhận mở phiên toà giám đốc thẩm, và càng ít khả năng 5 ông được tuyên vô tội hay giảm án.
Bà Lê Thị Thập, vợ của ông Vịnh cho biết cả 5 ông đều khoẻ mạnh và tinh thần vững vàng cho dù phải nhận được những bản án bất công.
===== 23/4 =====
Cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất không được nhận thức ăn từ gia đình
Cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất, người đang bị tạm giam tại Hà Nội, không được phép nhận thức ăn mà gia đình tiếp tế cho ông.
Theo nhà văn Phạm Xuân Nguyên, người đưa vợ ông Nhất đến Trại tạm giam T16 (huyện Thanh Oai) thì phía trại giam chỉ cho gia đình ông Nhất gửi tiền trong khi những người bị tạm giam khác vẫn được nhận thức ăn tiếp tế từ gia đình họ.
Khi bị chất vấn, một đại uý công an nói rằng đây là yêu cẩu từ cơ quan điều tra, mà không đưa ra bất cứ công văn nào về việc đó.
Cho tới nay, gia đình ông Nhất vẫn chưa nhận được thông báo từ phía công an về việc bắt giữ ông. Theo hồ sơ của trại tạm giam này thì ông được chuyển đến đây từ cuối tháng 1 năm 2019.
Ông Nhất, người từng bị kết án 2 năm tù giam vì nhiều bài viết phản biện trên trang cá nhân Một góc nhìn khác, dường như đã bị mật vụ cộng sản bắt cóc ở Thái Lan cuối tháng 1, chỉ một ngày sau khi ông đăng ký xin tỵ nạn lên Văn phòng Cao uỷ LHQ về Người tỵ nạn.
Vụ bắt giữ lần này có thể liên quan đến việc thanh trừng phe nhóm của Nguyễn Bá Thanh, cựu bí thư Đà Nẵng, và việc làm ăn bất minh của cựu thượng tá an ninh Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm), người dùng chức vụ khuynh loát nhiều dự án và cơ sở bất động sản.
Sau khi ông Nhất bị mất tích, nhiều tổ chức nhân quyền như Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ), Ký giả Không Biên giới (RSF), Ân xá Quốc tế (AI) và Quan sát Nhân quyền (HRW) đã lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền Thái Lan và Việt Nam làm rõ việc ông bị mất tích cũng như tình trạng hiện tại của ông.
Bộ Công an cộng sản Việt Nam chưa lên tiếng về việc giam giữ ông Nhất, chỉ nói rằng ông có dính dáng đến sai phạm kinh tế của Vũ nhôm.
———————
Thêm hai nhà hoạt động bị bắt giữ
Trong ngày 23/4, lực lượng an ninh cộng sản đã bắt giữ hai nhà hoạt động Nguyễn Chí Vửng và Trần Thanh Giang vì những hoạt động ôn hoà của họ.
Anh Vửng, sinh năm 1981 và là thợ sửa điện thoại ở xã Định Thành, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, bị công an cộng sản bắt giữ lúc 10 sáng tại nhà riêng. Tuy nhiên, chưa rõ anh bị cáo buộc gì.
Anh Vửng từng tham gia biểu tình ôn hoà chống dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng tại Sài Gòn ngày 10/6/2018. Anh bị bắt trong khi biểu tình, bị tra hỏi và đánh đập trong quá trình bị giam giữ. Anh được trả tự do vào ngày hôm sau.
Đầu tháng 9 năm 2018, anh lại lên Sài Gòn định tham gia biểu tình như lời kêu gọi trên mạng. Anh bị công an thành phố bắt và giam giữ trong 9 ngày.
Trong trang Facebook của mình, anh Vửng đưa những bài viết về vi phạm nhân quyền, tham nhũng, chủ quyền của đất nước bị đe doạ bởi ngoại bang…
Người thứ 2 bị bắt trong ngày 23/4 là ông Giang, một tín đồ Phật giáo Hoà Hảo. Ông thường lui tới chùa Quang Minh Tự để thực hành nghi lễ tôn giáo, nhưng việc bắt giữ ông không liên quan đến sinh hoạt tôn giáo. Ông là người thường xuyên lên Facebook để chỉ trích nhà cầm quyền Việt Nam và rất có thể ông bị cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” hoặc “lợi dụng quyền tự do dân chủ.”
Kể từ khi Luật An ninh mạng có hiệu lực từ đầu nămnay, nhà cầm quyền cộng sản gia tăng đàn áp giới blogger, nhắm mục tiêu là những người chỉ trích chế độ, kể cả những người chưa có ảnh hưởng nhiều đến xã hội, với mục tiêu đe doạ những người khác.
Theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền, Việt Nam bắt giữ 13 nhà hoạt động từ đầu năm đến giờ. 10 trong số họ bị bắt vì những hoạt động trực tuyến trên mạng xã hội Facebook.
——————–
Thầy giáo vận động học sinh nhặt rác bị công an mời làm việc
Ngày 25 tháng 4, trên trang Facebook cá nhân của thầy giáo Đặng Nguyên Triết, làm việc tại trường trung học phổ thông Tôn Đức Thắng, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận đăng hình ảnh về việc bản thân ông bị công an tỉnh Ninh Thuận mời lên làm việc với Phan Trọng Hải, phó trưởng phòng An ninh Chính trị nội bộ vào ngày 26 tháng 4. Nguyên nhân phía công an đưa ra trong giấy mời là để “làm rõ một số nội dung liên quan đến tài khoản Facebook ‘Đặng Nguyên Triết’”.
Trước đó, thầy giáo Triết đã vận động học sinh trong trường của mình tổ chức các buổi nhặt rác để bảo vệ môi trường với cái tên “Rủ rê lượm rác.” Hưởng ứng lời kêu gọi của ông Triết, nhiều học sinh đã cùng nhau thực hiện nhặt và thu gom rác thải. Thế nhưng, hành vi này của thầy trò trường trung học phổ thông Tôn Đức Thắng đã bị công an CS tỉnh Ninh Thuận nhiều lần mời lên dọa dẫm, bắt ký vào giấy cam kết không được nhặt rác nữa.
Gần đây nhất là ngày 10 tháng 4 năm 2019, một học sinh cũ của ông Triết đã cùng nhóm “Rủ rê lượm rác” thực hiện nhặt rác ở bãi biển, nên sau đó đã bị công an tỉnh Ninh Thuận mời lên làm việc để đe dọa, khủng bố tinh thần.
Cũng trên trang facebook cá nhân, ông Triết kể, vào năm 2016, ông viết bài vận động các em thanh thiếu niên trong tỉnh tham gia nhặt rác trên bãi biển. Ngay sau đó, ông Triết bị công an mời lên làm việc, yêu cầu xóa bài viết kêu gọi nhặt rác. Để lừa được ông Triết lên làm việc, lúc này, trong giấy mời phía công an ghi đơn cớ mời làm việc là để “điều chỉnh sai sót trong hộ khẩu.” Nhưng thực tế, là bắt ông Triết không được kêu gọi nhặt rác.
===== 25/4 =====
Thêm một Facebooker bị bắt khi an ninh bị thắt chặt ở miền Nam trong dịp kỷ niệm 44 năm ngày thống nhất đất nước
Nhà cầm quyền tỉnh Đồng Nai đã bắt giữ Facebooker Tìm Tự Do, tên thật là Võ Thường Trung khi an ninh bị thắt chặt nhằm ngăn chặn biểu tình phản đối khắp miền Nam dịp cuối tháng 4.
Theo một số Facebooker thì anh Trung, sinh năm 1977 ở Long Thành, bị bắt ngày 25/4. Vẫn chưa rõ anh bị bắt vì cáo buộc gì.
Cũng theo một số nhà hoạt động thì anh Trung đã từng tham gia biểu tình ôn hoà phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng ngày 10/6/2018. Trên trang Facebook cá nhân, anh có chia sẻ và live stream chỉ trích chế độ cộng sản về vi phạm nhân quyền, tham nhũng hệ thống, sưu thuế nặng nề, mất biển đảo và đất đai của Tổ quốc…
Rất có thể anh bị cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” hoặc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” của phần an ninh quốc gia của Bộ luật hình sự, với mức án cao nhất tương ứng là 12 năm và 7 năm.
Lực lượng an ninh cộng sản đang đặt ở chế độ trực chiến ở khắp miền Nam với mục tiêu ngăn ngừa biểu tình trong dịp 30/4, ngày quân đội Bắc Việt hoàn thành việc xâm chiếm Việt Nam Cộng hoà và sát nhập vào Bắc Việt.
Trong phát biểu của mình ngày 26/4, Nguyễn Thiện Nhân, uỷ viên Bộ Chính trị và bí thư thành phố Sài Gòn, đã khẳng định an ninh cộng sản trong thành phố sẽ áp dụng mọi biện pháp không để xảy ra biểu tình. Ông Nhân cũng nói gián tiếp rằng mật vụ đã và đang theo dõi 600 người hoạt động có khả năng kêu gọi hoặc dẫn đầu biểu tình.
Rất có thể có nhiều vụ bắt giữ nữa trong mấy ngày tới.
Từ đầu năm đến nay, chế độ cộng sản đã bắt giữ 14 người vì lý do chính trị, 12 trong số đó chỉ trích chế độ trên trang Facebook cá nhân của họ.
=====
Blogger Lê Anh Hùng bị trả lại trại tạm giam sau giám định tâm
Công an thành phố Hà Nội đã đưa blogger Lê Anh Hùngtừ Bệnh viện Tâm thần Trung ương Ivề Trại tạm giam số 2 sau giám định pháp y tâm thần lần 2 trong đầu tháng.
Theo ông Nguyễn Văn Miếng- luật sư riêng của anh Hùng thì anh sẽ bị giam tiếp trong khi kết quả giám định sẽ được gửi về Cơ quan An ninh Điều trathuộc Sở Công an Hà Nội trong tuần tới. Hiện sức khoẻ của anh tốt.
Blogger Hùng sinh năm 1973, bị bắt ngày 05/7/2018 và bị tạm giam 3 tháng để điều tra về cáo buộc “Lợi dụng quyền tự do dân chủ.”Hành vi phạm tội được cho là in biểu ngữ, cầm chụp hình và treo trên cầu bộ hànhvớinội dung tố cáo Phó thủ tướng cộng sản Hoàng Trung Hải là “gián điệp Tàu” và Tổng bí thư, Chủ tịch nướcNguyễn Phú Trọng là “kẻ bao che, đồng lõa.”Anh cũng đăng trênblog cá nhân “Thư tố cáo lãnh đạo Đảng và Nhà nước lần thứ 111”với nội dung như trên.Ngoài ra, anh Hùng còn “trả lời phỏng vấn một số báo đài, báo có trụ sở ở nước ngoài” về việc treo biểu ngữ nêu trên.
Phía công an đã trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với anh Hùnglần 1 và kết quảlà “Trước, trong khi thực hiện hành vi phạm tội và tại thời điểm giám định bị can Lê Anh Hùng mắc bệnh rối loạn hoang tưởng dai dẳng” và “Tại các thời điểm trên bị can hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.”Tuy nhiên, bản kết luận điều tra cho rằng khi thực hiện hành vi phạm tội, anh Hùng nhận thức được việc mình làm, do vậy cần phải bị xử lý về hình sự.
Luật sư Miếng cho biết Viện Kiểm sát không đồng ý với bản kết luận điều tra này và trả hồ sơ điều tra bổ sung lần hai, kéo dài 2 tháng từ 6/3/2019 đến 6/5/2019, trọng tâm là tái giám định pháp y tâm thần đối với anh Hùng.
Luật sư Miếng đã tiếp xúc với thân chủ hai lầnkể từ khi Hùng bị bắt. Hùng luôn khẳng định mình vô tội, không xin giảm nhẹ hình phạt, không xin khoan hồng mà chỉ yêu cầu xử đúng pháp luật. Anh yêu cầu được trả tự do ngay lập tức vì anh cho rằng việc khởi tố và bắt anh là trái pháp luật và trái đạo lý.
===== 25/4 =====
Dân Đồng Tâm nói sẵn sàng đổ máu để bảo vệ đất
Ông Lê Đình Kình, một người từng đại diện cho người dân Đồng Tâm, nói dân ở đây sẽ tuyên chiến với những ai rắp tâm lấy đất canh tác nông nghiệp của họ không theo quy định pháp luật.
Trong một cuộc phỏng vấn của Á châu Tự do (RFA), ông Kình nói người dân Đồng Tâm sẵn sàng đổ máu để bảo vệ đất cha ông để lại và cũng sẵn sàng huỷ diệt kẻ nào dám vào cướp đất. Ông Kình phát biểu như trên sau khi Thanh tra Chính phủ khẳng định toàn bộ đất sân bay Miếu Môn là thuộc đất quốc phòng, như kết luận trước đó của Thanh tra Hà Nội. Ông cho biết trước khi đưa ra kết luận trên, Thanh tra Chính phủ không về thực địa, không cùng nguyên đơn để kiểm tra và đối thoại về tất cả các văn bản giấy tờ. Ông nói dân Đồng Tâm sẽ kiện tới cùng, đến Toà án tối cao hoặc thậm chí ra Toà án quốc tế.
Việc tranh chấp đất đai giữa dân xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) và bên quân đội về mành đất 59 hecta ở đồng Sênh. Phía dân thì bảo đây là đất cha ông cho phía quân đội mượn làm phi trường và thao trường trong khi bên quân đội khẳng định đây là một phần của mảnh đất 239 hecta do bên quân đội cai quản.
Việc tranh chấp lên đến cao điểm vào giữa tháng 4 năm 2017 khi công an huyện Mỹ Đức bắt giữ 4 công dân Đồng Tâm, trong đó có ông Kình, người bị trọng thương trong vụ bắt giữ do bị công an đánh đập. Sau đó công an Hà Nội điều động gần 40 cảnh sát cơ động về bao vây làng nhưng bị dân làng bắt giữ làm con tin cùng một số quan chức của huyện. Con tin chỉ được thả vào ngày 22/4 khi chủ tịch thành phố Nguyễn Đức Chung về điều đình và hứa điều tra vụ bắt giữ trái phép và đánh đập 4 công dân.
Ông Kình nói rằng dân Đồng Tâm sẵn sàng bàn giao ngay 59 ha đất đồng Sênh cho phía quân đội nếu chính quyền chưng ra bằng chứngcơ sở pháp lý để chứng minh mảnh đất trên là đất quốc phòng.
Một số luật sư như Lê Công Định và Đặng Đình Mạnh cho rằng để giải quyết tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm cần có một cơ quan tài phán độc lập để phân định, một điều quá khó ở Việt Nam hiện nay.
===== 26/4 =====
Bí thư Sài Gòn Nguyễn Thiện Nhân hứa không để biểu tình xảy ra vào dịp kỷ niệm 44 năm thống nhất đất nước
Bí thư thành uỷ Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đã hứa với Bộ Chính trị của đảng cầm quyền rằng lực lượng an ninh của thành phố sẽ không để xảy ra biểu tình vào dịp nghỉ dài cuối tháng 4 đầu tháng 5.
Theo tin tức của nhiều báo lề đảng thì Nguyễn Thiện Nhân, người cũng là uỷ viên Bộ chính trị, nói rằng lực lượng an ninh thành phố sẽ áp dụng mọi biện pháp để ngăn chặn biểu tình trong dịp 30/4, khi nhà cầm quyền thường tổ chức ăn mừng sau khi chiếm được miền Nam còn những người thuộc chế độ Việt Nam Cộng hoà và hậu duệ của họ nhớ về ngày bị quân đội cộng sản cưỡng chiếm.
“Thành uỷ, Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu Công an thành phố phối hợp với Bộ Tư lệnh xây dựng phương án chống biểu tình, trong đó có phương án chống biểu tình bằng xe máy và đưa người từ các tỉnh về biểu tình… chính quyền cần có phương án sẵn sàng ứng phó, truyền thông tiếp cận tuyên truyền người dân không tham gia biểu tình, tách những người dẫn dắt biểu tình và biện pháp xử lý…”
Theo phát biểu của ông này thì lực lượng mật vụ của thành phố đang theo dõi khoảng 600 người có thể tổ chức, lôi kéo và tham gia biểu tình. Nguyễn Thiện Nhân cũng gián tiếp thừa nhận nhà cầm quyền thành phố đã tìm mọi cách để ngăn chặn mọi kế hoạch biểu tình sau vụ biểu tình ngày 10-11/6/2018 với sự tham gia của hàng chục nghìn người.
Phát biểu của Nguyễn Thiện Nhân đã gặp sự chỉ trích rộng rãi của người dân vì quyền biểu tình được ghi trong Hiến pháp 2013 cũng như Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà chế độ cộng sản ở Việt Nam đã ký kết. Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Già còn yêu cầu truy tố tội vi hiến của người đứng đầu thành uỷ Sài Gòn.
Do sự phản ứng mạnh mẽ của công luận, các báo do nhà nước cộng sản quản lý đã đồng loạt xoá bài có nội dung phát biểu trên của Nguyễn Thiện Nhân.
Hàng chục người hoạt động ở Sài Gòn cho biết họ bị mật vụ canh gác quanh nhà với mục tiêu là không cho họ đi ra ngoài trong dịp nghỉ 5 ngày bắt đầu từ 27/4 đến hết 01/5.
=====
Nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền đang bị giam giữ ở Bangkok?
Theo một nguồn tin chưa được kiểm chứng thì nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền đang bị giam giữ ở Trung tâm giam giữ (Immigration Detention Center- IDC), nơi giam giữ người di cư bất hợp phảp của Cục Di trú Thái Lan.
Theo đó, Bạch Hồng Quyền tự đến khai báo với Cảnh sát Hoàng gia Thái sau một thời gian cơ quan này truy tìm về sự việc có liên quan đến cựu tù nhân Trương Duy Nhất, người dường như đến Thái Lan bằng con đường bất hợp pháp và sau đó bị mất tích ở Bangkok cuối tháng 1 năm nay, chỉ một ngày sau khi đăng ký xin tỵ nạn chính trị với Văn phòng Cao uỷ về Người tỵ nạn của Liên Hợp quốc.
Theo một số nguồn tin thì Bạch Hồng Quyền là người trợ giúp ông Trương Duy Nhất khi ông này đến Thái Lan. Hiện ông Nhất đang bị giam giữ ở Trại tạm giam T16 thuộc Bộ Công an cộng sản Việt Nam mà gia đình vẫn chưa được thông báo về cáo buộc chống lại ông.
Anh Bạch Hồng Quyền, người từng bị công an cộng sản Việt Nam truy nã năm 2017 vì một số hoạt động bảo vệ ngư dân ở miền Trung, có khả năng bị trục xuất về Việt Nam. Anh và gia đình đã có quy chế tỵ nạn và đang được vận động để chuyển sang Canada. Tuy nhiên, Thái Lan là quốc gia chưa ký Công ước về Người tỵ nạn và không loại trừ khả năng anh bị trả về Việt Nam.
Bạch Hồng Quyền từng viết thư kêu cứu các tổ chức nhân quyền can thiệp để tránh sự truy lùng của cảnh sát Thái Lan. Anh có vợ và ba con nhỏ.
Cũng theo nguồn tin này thì ông Cao Lâm, một người Việt từng sống hơn 10 năm ở Thái Lan và bị chính quyền Thái trục xuất về Việt Nam trong tháng 2, cũng đã trở lại Thái Lan để tiếp tục mưu sinh. Ông Cao Lâm từng bị cho là có liên quan đến vụ bắt cóc ông Nhất.
=================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây:https://www.vietnamhumanrightsdefenders.net/2019/04/28/vietnam-human-rights-defenders-weekly-report-for-april-22-28-2019-three-facebookers-arrested-amid-enhanced-security-on-occasion-of-44th-anniversary-of-reunification/
April 28, 2019
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 17 từ ngày 22 đến 28/4/2019: Ba Facebooker bị bắt khi an ninh bị thắt chặt trong dịp lễ Thống nhất đất nước
by Nhan Quyen • [Human Rights], DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 28/4/2019
Trong tuần, lực lượng an ninh Việt Nam đã bắt giữ 3 Facebooker tên là Nguyễn Chí Vửng, Trần Thanh Giang và Võ Thường Trung khi an ninh bị thắt chặt ở nhiều tỉnh thành miền Nam trong dịp kỷ niệm 44 năm ngày thống nhất đất nước.
Anh Vửng, người từng bị bắt giam hai lần trong năm 2018 vì tham gia biểu tình ôn hoà ở thành phố Hồ Chí Minh, đã bị công an tỉnh Bạc Liêu bắt giữ ngày 23/4 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.” Trong khi đó, Phật tử Hoà Hảo Trần Thanh Giang và Võ Thường Trung bị bắt nhưng chưa rõ cáo buộc chống lại họ.
Để khống chế biểu tình trong dịp nghỉ lễ 5 ngày, lực lượng an ninh ở nhiều tỉnh thành ở miền Nam đã đặt chế độ trực chiến cao độ và theo dõi người hoạt động ở địa phương mình.
Nguyễn Thiện Nhân, uỷ viên Bộ Chính trị và Bí thư thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên bố không để xảy ra biểu tình trong dịp này. Ông này cho biết đã yêu cầu lực lượng an ninh thành phố áp dụng mọi biện pháp để ngăn cản và phá vỡ mọi cuộc biểu tình. Ông ta cũng cho biết an ninh đang theo dõi chặt chẽ 600 người hoạt động và sẵn sàng bắt giữ họ.
Côn đồ và mật vụ đã đánh đập 7 người theo đạo Tin lành ở Bắc Giang, và tấn công thiện nguyện viên Nguyễn Văn Diệu Linh ở Sài Gòn.
Năm nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Đức Độ, Từ Công Nghĩa và Phan Trung đang làm việc với luật sư của họ để kháng cáo lên Toà án Nhân dân Tối cao để đòi giám đốc thẩm sau khi kháng cáo của họ bị từ chối trong phiên phúc thẩm trong tháng 1. Hiện họ đang bị giam ở Trại giam Bố Lá (tỉnh Bình Dương) trước khi bị đày đi xa.
Cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất, người đang bị giam giữ ở Trại tạm giam T16 ở Hà Nội, bị từ chối nhận thức ăn từ gia đình. Gia đình ông chỉ được nhận tiền ký gửi trong khi gia đình người bị tạm giam khác trong cơ sở này đều được gửi thức ăn và tiền cho họ.
Trong khi đó, nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền, người được cho là giúp đỡ ông Nhất trong thời gian ông ở Thái Lan, đã bị giam giữ bởi cảnh sát Thái. Theo một nguồn tin chưa kiểm chứng, Quyền đã tự đến khai báo với cảnh sát Thái sau khi chính quyền Thái truy tìm anh vì liên quan đến ông Nhất. Anh Quyền và gia đình tuy được cấp quy chế tỵ nạn chính trị nhưng anh vẫn đối mặt với khả năng bị trục xuất về Việt Nam. Trong tháng trước, Quyền công bố một thư ngỏ kêu gọi các tổ chức nhân quyền can thiệp tránh bị cảnh sát Thái và mật vụ Việt Nam bắt.
Blogger Lê Anh Hùng bị đưa trở lại trại giam của Sở Công an Hà Nội sau một thời gian bị đưa vào bệnh viện tâm thần để giám định sức khoẻ.
Và một số tin quan trọng khác.
===== 21/4 =====
Nhóm Tinlành ở Bắc Giang bị đánh đập bởi côn đồ dưới sự bảo kê của công an địa phương
Một nhóm 7 người theo đạo Tin lành ở tỉnh Bắc Giang đã bị côn đồ và mật vụ đánh đập dưới sự bảo kê của lực lượng công an cộng sản ở địa phương.
Theo bà Vũ Minh Khánh, vợ của cựu tù nhân lương tâm luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài thì nhóm người bị đánh tại một ngôi nhà ở thôn Dĩnh Lục 2,xã Tân Dĩnh,huyện Lạng Giang. Những người này tin Chúa, sống đời sống lành mạnh: không nói bậy, không cờ bạc, không uống rượu hay bất kỳ tệ nạn nào. Hàng ngày mọi người đọc Kinh Thánh, hát Thánh ca, cầu nguyện, sống vui vẻ, chan hoà, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ người khác
Họ thuê nhà từ 05/4 và đến chiều 15/4 thì có đoàn công an xã đến hoạnh hoẹ, kiểm tra giấy tạm trú. Sau đó, sáng ngày 19/4, có khoảng 60 côn đồ ồ ạt xông đến nhà, phá cửa, chúng dùng cuốc, xẻng, xà beng và gậy bằng kim loại cùng bình xịt hơi cay để tấn công những người theo đại Tin lành. Cho dù chúng bịt mặt nhưng những nạn nhân vẫn nhận ra một số là công an đã đến kiểm tra tạm trú hôm trước.
Chúng dùng xà beng phá cửa, chửi bậy, dùng gạch đá ném vào nhà và cửa kính. Sau khi phá cửa, chúng xông vào đánh đập người theo đạo và đập phá tất cả tài sản trong nhà nhưtivi, quạt, giường chiếu, đàn ghi ta, bát đĩa, tủ…
Sau khi đánh họ nhừ tử, chúng bắt họ xếp hàng chứng kiến chúng đốt kinh thánh và sách vở, đốt thẻ căn cước và sổ thông hành của họ.
Bên ngoài khu nhà, cảnh sát cơ động tập trung rất đông. Tuy nhiên, khi các nạn nhân gọi điện cho công an địa phương thì mãi sau công an mới đến khi những kẻ tấn công đã bỏ đi.
Videos: https://www.facebook.com/khanh.m.vu.5/videos/pcb.816819832010268/816816042010647/?type=3&theater
———————–
Thiện nguyện viên Nguyễn Văn Diệu Linh bị mật vụ phục đánh
Mật vụ cộng sản ở thành phố Hồ Chí Minh đã đánh đập dã man thiện nguyện viên Nguyễn Văn Diệu Linhsau nhiều lần đe doạ nhằm buộc anh từ bỏ công việc thiện nguyện.
Tối ngày 21/4, anh Linh bị một nhóm người bịt mặt tấn công khi anh trên đường trở về nhà. Anh bị nhiều vết bầm tím khắp người và dập mu bàn tay phải.
Anh Linh kể rằng trước khi bỏ đi, những kẻ tấn công hăm doạ sẽ mạnh tay hơn nếu anh còn tham dự các chương trình từ thiện, mà cụ thể là các chương trình hỗ trợ thương phế binh Việt Nam Cộng hoà do Dòng Chúa cứu thế Kỳ Đồng tổ chức.
Anh Linh cho biết từ lâu an ninh cộng sản ở Sài Gòn tìm cách ngăn cản các hoạt động xã hội của anh và yêu cầu anh dừng các hoạt động thiện nguyện tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu thế Kỳ Đồng. Tuy nhiên, anh khảng khái trả lời rằng vì là một con chiên, anh vẫn sẽ tiếp tục công việc thiện nguyện.
Đây là lần thứ 3 anh Linh bị mật vụ cộng sản tấn công. Lần thứ nhất là vào năm 2017, và anh bị gãy ngón tay. Năm 2018, anh cũng bị đánh lén lần 2 và phải nhập viện điều trị. Trước đó, anh bị an ninh cộng sản câu lưu để tra hỏi về việc in áo phản đối dự luật Đặc khuKinh tế.
Tuy luôn ra rả về hoà giải dân tộc nhưng nhà cầm quyền Việt Nam luôn sử dụng chiêu trò bẩn thỉu để trả thù những người đã từng phục vụ chế độ Việt Nam Cộng hoà và đe doạ những người làm thiện nguyện mà đối tượng là thương phế binh của quân đội Việt Nam Cộng hoà.
Vài tháng trước đây, nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn đã đập phá một cơ sở của nhà thờ Dòng Chúa Cứu thế Kỳ Đồng, nơi tá túc của nhiều thương phế binh Việt Nam Cộng hoà.
===== 22/4 =====
Ông Lưu Văn Vịnh và 4 người bạn kháng án đòi giám đốc thẩm
Nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ Lưu Văn Vịnh cùng 4 người bạn của ông đã làm đơn lên Toà án nhân dân tối cao đòi giám đốc thẩm vụ án của năm người.
Ông Vịnh cùng bốn bạn là Nguyễn Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Đức Độ, Từ Công Nghĩa và Phan Trung có ý định thành lập tổ chức Liên minh Dân tộc Việt Nam với mục tiêu đòi quyền dân sự và chính trị cho mọi công dân. Các ông bị an ninh cộng sản thành phố Sài Gòn bắt giữ vào đầu tháng 11 năm 2016 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999.
Sau hơn 2 năm giam giữ, ngày 05/10/2018, 5 ông bị đem ra xét xử bởi Toà án cộng sản thành phố Sài Gòn và bị kết án với tổng cộng 57 năm tù giam và 15 năm quản chế. Cả 5 ông kháng cáo nhưng trong phiên phúc thẩm trong tháng 1 năm, Toà án cấp cao tại Sài Gòn giữ nguyên mức án.
Sau phiên phúc thẩm, cả 5 ông bị chuyển đến Trại giam Bố Lá ở tỉnh Bình Dương.
Trong đơn kháng cáo lần 2, các ông cho rằng trong phiên phúc thẩm, Toà án cấp cao tại Sài Gòn không hề xem xét về sự việc của 5 người khi bị bắt ra sao, xử một cách hời hợt qua loa, thẩm phán không xem xét sự việc của người bị kết án cũng như không để ý đến lời bào chữa của hai luật sư Đặng Đình Mạnhvà Nguyễn Văn Miếng.
Rất ít có khả năng Toà án tối cao của chế độ cộng sản sẽ chấp nhận mở phiên toà giám đốc thẩm, và càng ít khả năng 5 ông được tuyên vô tội hay giảm án.
Bà Lê Thị Thập, vợ của ông Vịnh cho biết cả 5 ông đều khoẻ mạnh và tinh thần vững vàng cho dù phải nhận được những bản án bất công.
===== 23/4 =====
Cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất không được nhận thức ăn từ gia đình
Cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất, người đang bị tạm giam tại Hà Nội, không được phép nhận thức ăn mà gia đình tiếp tế cho ông.
Theo nhà văn Phạm Xuân Nguyên, người đưa vợ ông Nhất đến Trại tạm giam T16 (huyện Thanh Oai) thì phía trại giam chỉ cho gia đình ông Nhất gửi tiền trong khi những người bị tạm giam khác vẫn được nhận thức ăn tiếp tế từ gia đình họ.
Khi bị chất vấn, một đại uý công an nói rằng đây là yêu cẩu từ cơ quan điều tra, mà không đưa ra bất cứ công văn nào về việc đó.
Cho tới nay, gia đình ông Nhất vẫn chưa nhận được thông báo từ phía công an về việc bắt giữ ông. Theo hồ sơ của trại tạm giam này thì ông được chuyển đến đây từ cuối tháng 1 năm 2019.
Ông Nhất, người từng bị kết án 2 năm tù giam vì nhiều bài viết phản biện trên trang cá nhân Một góc nhìn khác, dường như đã bị mật vụ cộng sản bắt cóc ở Thái Lan cuối tháng 1, chỉ một ngày sau khi ông đăng ký xin tỵ nạn lên Văn phòng Cao uỷ LHQ về Người tỵ nạn.
Vụ bắt giữ lần này có thể liên quan đến việc thanh trừng phe nhóm của Nguyễn Bá Thanh, cựu bí thư Đà Nẵng, và việc làm ăn bất minh của cựu thượng tá an ninh Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm), người dùng chức vụ khuynh loát nhiều dự án và cơ sở bất động sản.
Sau khi ông Nhất bị mất tích, nhiều tổ chức nhân quyền như Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ), Ký giả Không Biên giới (RSF), Ân xá Quốc tế (AI) và Quan sát Nhân quyền (HRW) đã lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền Thái Lan và Việt Nam làm rõ việc ông bị mất tích cũng như tình trạng hiện tại của ông.
Bộ Công an cộng sản Việt Nam chưa lên tiếng về việc giam giữ ông Nhất, chỉ nói rằng ông có dính dáng đến sai phạm kinh tế của Vũ nhôm.
———————
Thêm hai nhà hoạt động bị bắt giữ
Trong ngày 23/4, lực lượng an ninh cộng sản đã bắt giữ hai nhà hoạt động Nguyễn Chí Vửng và Trần Thanh Giang vì những hoạt động ôn hoà của họ.
Anh Vửng, sinh năm 1981 và là thợ sửa điện thoại ở xã Định Thành, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, bị công an cộng sản bắt giữ lúc 10 sáng tại nhà riêng. Tuy nhiên, chưa rõ anh bị cáo buộc gì.
Anh Vửng từng tham gia biểu tình ôn hoà chống dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng tại Sài Gòn ngày 10/6/2018. Anh bị bắt trong khi biểu tình, bị tra hỏi và đánh đập trong quá trình bị giam giữ. Anh được trả tự do vào ngày hôm sau.
Đầu tháng 9 năm 2018, anh lại lên Sài Gòn định tham gia biểu tình như lời kêu gọi trên mạng. Anh bị công an thành phố bắt và giam giữ trong 9 ngày.
Trong trang Facebook của mình, anh Vửng đưa những bài viết về vi phạm nhân quyền, tham nhũng, chủ quyền của đất nước bị đe doạ bởi ngoại bang…
Người thứ 2 bị bắt trong ngày 23/4 là ông Giang, một tín đồ Phật giáo Hoà Hảo. Ông thường lui tới chùa Quang Minh Tự để thực hành nghi lễ tôn giáo, nhưng việc bắt giữ ông không liên quan đến sinh hoạt tôn giáo. Ông là người thường xuyên lên Facebook để chỉ trích nhà cầm quyền Việt Nam và rất có thể ông bị cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” hoặc “lợi dụng quyền tự do dân chủ.”
Kể từ khi Luật An ninh mạng có hiệu lực từ đầu nămnay, nhà cầm quyền cộng sản gia tăng đàn áp giới blogger, nhắm mục tiêu là những người chỉ trích chế độ, kể cả những người chưa có ảnh hưởng nhiều đến xã hội, với mục tiêu đe doạ những người khác.
Theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền, Việt Nam bắt giữ 13 nhà hoạt động từ đầu năm đến giờ. 10 trong số họ bị bắt vì những hoạt động trực tuyến trên mạng xã hội Facebook.
——————–
Thầy giáo vận động học sinh nhặt rác bị công an mời làm việc
Ngày 25 tháng 4, trên trang Facebook cá nhân của thầy giáo Đặng Nguyên Triết, làm việc tại trường trung học phổ thông Tôn Đức Thắng, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận đăng hình ảnh về việc bản thân ông bị công an tỉnh Ninh Thuận mời lên làm việc với Phan Trọng Hải, phó trưởng phòng An ninh Chính trị nội bộ vào ngày 26 tháng 4. Nguyên nhân phía công an đưa ra trong giấy mời là để “làm rõ một số nội dung liên quan đến tài khoản Facebook ‘Đặng Nguyên Triết’”.
Trước đó, thầy giáo Triết đã vận động học sinh trong trường của mình tổ chức các buổi nhặt rác để bảo vệ môi trường với cái tên “Rủ rê lượm rác.” Hưởng ứng lời kêu gọi của ông Triết, nhiều học sinh đã cùng nhau thực hiện nhặt và thu gom rác thải. Thế nhưng, hành vi này của thầy trò trường trung học phổ thông Tôn Đức Thắng đã bị công an CS tỉnh Ninh Thuận nhiều lần mời lên dọa dẫm, bắt ký vào giấy cam kết không được nhặt rác nữa.
Gần đây nhất là ngày 10 tháng 4 năm 2019, một học sinh cũ của ông Triết đã cùng nhóm “Rủ rê lượm rác” thực hiện nhặt rác ở bãi biển, nên sau đó đã bị công an tỉnh Ninh Thuận mời lên làm việc để đe dọa, khủng bố tinh thần.
Cũng trên trang facebook cá nhân, ông Triết kể, vào năm 2016, ông viết bài vận động các em thanh thiếu niên trong tỉnh tham gia nhặt rác trên bãi biển. Ngay sau đó, ông Triết bị công an mời lên làm việc, yêu cầu xóa bài viết kêu gọi nhặt rác. Để lừa được ông Triết lên làm việc, lúc này, trong giấy mời phía công an ghi đơn cớ mời làm việc là để “điều chỉnh sai sót trong hộ khẩu.” Nhưng thực tế, là bắt ông Triết không được kêu gọi nhặt rác.
===== 25/4 =====
Thêm một Facebooker bị bắt khi an ninh bị thắt chặt ở miền Nam trong dịp kỷ niệm 44 năm ngày thống nhất đất nước
Nhà cầm quyền tỉnh Đồng Nai đã bắt giữ Facebooker Tìm Tự Do, tên thật là Võ Thường Trung khi an ninh bị thắt chặt nhằm ngăn chặn biểu tình phản đối khắp miền Nam dịp cuối tháng 4.
Theo một số Facebooker thì anh Trung, sinh năm 1977 ở Long Thành, bị bắt ngày 25/4. Vẫn chưa rõ anh bị bắt vì cáo buộc gì.
Cũng theo một số nhà hoạt động thì anh Trung đã từng tham gia biểu tình ôn hoà phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng ngày 10/6/2018. Trên trang Facebook cá nhân, anh có chia sẻ và live stream chỉ trích chế độ cộng sản về vi phạm nhân quyền, tham nhũng hệ thống, sưu thuế nặng nề, mất biển đảo và đất đai của Tổ quốc…
Rất có thể anh bị cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” hoặc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” của phần an ninh quốc gia của Bộ luật hình sự, với mức án cao nhất tương ứng là 12 năm và 7 năm.
Lực lượng an ninh cộng sản đang đặt ở chế độ trực chiến ở khắp miền Nam với mục tiêu ngăn ngừa biểu tình trong dịp 30/4, ngày quân đội Bắc Việt hoàn thành việc xâm chiếm Việt Nam Cộng hoà và sát nhập vào Bắc Việt.
Trong phát biểu của mình ngày 26/4, Nguyễn Thiện Nhân, uỷ viên Bộ Chính trị và bí thư thành phố Sài Gòn, đã khẳng định an ninh cộng sản trong thành phố sẽ áp dụng mọi biện pháp không để xảy ra biểu tình. Ông Nhân cũng nói gián tiếp rằng mật vụ đã và đang theo dõi 600 người hoạt động có khả năng kêu gọi hoặc dẫn đầu biểu tình.
Rất có thể có nhiều vụ bắt giữ nữa trong mấy ngày tới.
Từ đầu năm đến nay, chế độ cộng sản đã bắt giữ 14 người vì lý do chính trị, 12 trong số đó chỉ trích chế độ trên trang Facebook cá nhân của họ.
=====
Blogger Lê Anh Hùng bị trả lại trại tạm giam sau giám định tâm
Công an thành phố Hà Nội đã đưa blogger Lê Anh Hùngtừ Bệnh viện Tâm thần Trung ương Ivề Trại tạm giam số 2 sau giám định pháp y tâm thần lần 2 trong đầu tháng.
Theo ông Nguyễn Văn Miếng- luật sư riêng của anh Hùng thì anh sẽ bị giam tiếp trong khi kết quả giám định sẽ được gửi về Cơ quan An ninh Điều trathuộc Sở Công an Hà Nội trong tuần tới. Hiện sức khoẻ của anh tốt.
Blogger Hùng sinh năm 1973, bị bắt ngày 05/7/2018 và bị tạm giam 3 tháng để điều tra về cáo buộc “Lợi dụng quyền tự do dân chủ.”Hành vi phạm tội được cho là in biểu ngữ, cầm chụp hình và treo trên cầu bộ hànhvớinội dung tố cáo Phó thủ tướng cộng sản Hoàng Trung Hải là “gián điệp Tàu” và Tổng bí thư, Chủ tịch nướcNguyễn Phú Trọng là “kẻ bao che, đồng lõa.”Anh cũng đăng trênblog cá nhân “Thư tố cáo lãnh đạo Đảng và Nhà nước lần thứ 111”với nội dung như trên.Ngoài ra, anh Hùng còn “trả lời phỏng vấn một số báo đài, báo có trụ sở ở nước ngoài” về việc treo biểu ngữ nêu trên.
Phía công an đã trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với anh Hùnglần 1 và kết quảlà “Trước, trong khi thực hiện hành vi phạm tội và tại thời điểm giám định bị can Lê Anh Hùng mắc bệnh rối loạn hoang tưởng dai dẳng” và “Tại các thời điểm trên bị can hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.”Tuy nhiên, bản kết luận điều tra cho rằng khi thực hiện hành vi phạm tội, anh Hùng nhận thức được việc mình làm, do vậy cần phải bị xử lý về hình sự.
Luật sư Miếng cho biết Viện Kiểm sát không đồng ý với bản kết luận điều tra này và trả hồ sơ điều tra bổ sung lần hai, kéo dài 2 tháng từ 6/3/2019 đến 6/5/2019, trọng tâm là tái giám định pháp y tâm thần đối với anh Hùng.
Luật sư Miếng đã tiếp xúc với thân chủ hai lầnkể từ khi Hùng bị bắt. Hùng luôn khẳng định mình vô tội, không xin giảm nhẹ hình phạt, không xin khoan hồng mà chỉ yêu cầu xử đúng pháp luật. Anh yêu cầu được trả tự do ngay lập tức vì anh cho rằng việc khởi tố và bắt anh là trái pháp luật và trái đạo lý.
===== 25/4 =====
Dân Đồng Tâm nói sẵn sàng đổ máu để bảo vệ đất
Ông Lê Đình Kình, một người từng đại diện cho người dân Đồng Tâm, nói dân ở đây sẽ tuyên chiến với những ai rắp tâm lấy đất canh tác nông nghiệp của họ không theo quy định pháp luật.
Trong một cuộc phỏng vấn của Á châu Tự do (RFA), ông Kình nói người dân Đồng Tâm sẵn sàng đổ máu để bảo vệ đất cha ông để lại và cũng sẵn sàng huỷ diệt kẻ nào dám vào cướp đất. Ông Kình phát biểu như trên sau khi Thanh tra Chính phủ khẳng định toàn bộ đất sân bay Miếu Môn là thuộc đất quốc phòng, như kết luận trước đó của Thanh tra Hà Nội. Ông cho biết trước khi đưa ra kết luận trên, Thanh tra Chính phủ không về thực địa, không cùng nguyên đơn để kiểm tra và đối thoại về tất cả các văn bản giấy tờ. Ông nói dân Đồng Tâm sẽ kiện tới cùng, đến Toà án tối cao hoặc thậm chí ra Toà án quốc tế.
Việc tranh chấp đất đai giữa dân xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) và bên quân đội về mành đất 59 hecta ở đồng Sênh. Phía dân thì bảo đây là đất cha ông cho phía quân đội mượn làm phi trường và thao trường trong khi bên quân đội khẳng định đây là một phần của mảnh đất 239 hecta do bên quân đội cai quản.
Việc tranh chấp lên đến cao điểm vào giữa tháng 4 năm 2017 khi công an huyện Mỹ Đức bắt giữ 4 công dân Đồng Tâm, trong đó có ông Kình, người bị trọng thương trong vụ bắt giữ do bị công an đánh đập. Sau đó công an Hà Nội điều động gần 40 cảnh sát cơ động về bao vây làng nhưng bị dân làng bắt giữ làm con tin cùng một số quan chức của huyện. Con tin chỉ được thả vào ngày 22/4 khi chủ tịch thành phố Nguyễn Đức Chung về điều đình và hứa điều tra vụ bắt giữ trái phép và đánh đập 4 công dân.
Ông Kình nói rằng dân Đồng Tâm sẵn sàng bàn giao ngay 59 ha đất đồng Sênh cho phía quân đội nếu chính quyền chưng ra bằng chứngcơ sở pháp lý để chứng minh mảnh đất trên là đất quốc phòng.
Một số luật sư như Lê Công Định và Đặng Đình Mạnh cho rằng để giải quyết tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm cần có một cơ quan tài phán độc lập để phân định, một điều quá khó ở Việt Nam hiện nay.
===== 26/4 =====
Bí thư Sài Gòn Nguyễn Thiện Nhân hứa không để biểu tình xảy ra vào dịp kỷ niệm 44 năm thống nhất đất nước
Bí thư thành uỷ Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đã hứa với Bộ Chính trị của đảng cầm quyền rằng lực lượng an ninh của thành phố sẽ không để xảy ra biểu tình vào dịp nghỉ dài cuối tháng 4 đầu tháng 5.
Theo tin tức của nhiều báo lề đảng thì Nguyễn Thiện Nhân, người cũng là uỷ viên Bộ chính trị, nói rằng lực lượng an ninh thành phố sẽ áp dụng mọi biện pháp để ngăn chặn biểu tình trong dịp 30/4, khi nhà cầm quyền thường tổ chức ăn mừng sau khi chiếm được miền Nam còn những người thuộc chế độ Việt Nam Cộng hoà và hậu duệ của họ nhớ về ngày bị quân đội cộng sản cưỡng chiếm.
“Thành uỷ, Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu Công an thành phố phối hợp với Bộ Tư lệnh xây dựng phương án chống biểu tình, trong đó có phương án chống biểu tình bằng xe máy và đưa người từ các tỉnh về biểu tình… chính quyền cần có phương án sẵn sàng ứng phó, truyền thông tiếp cận tuyên truyền người dân không tham gia biểu tình, tách những người dẫn dắt biểu tình và biện pháp xử lý…”
Theo phát biểu của ông này thì lực lượng mật vụ của thành phố đang theo dõi khoảng 600 người có thể tổ chức, lôi kéo và tham gia biểu tình. Nguyễn Thiện Nhân cũng gián tiếp thừa nhận nhà cầm quyền thành phố đã tìm mọi cách để ngăn chặn mọi kế hoạch biểu tình sau vụ biểu tình ngày 10-11/6/2018 với sự tham gia của hàng chục nghìn người.
Phát biểu của Nguyễn Thiện Nhân đã gặp sự chỉ trích rộng rãi của người dân vì quyền biểu tình được ghi trong Hiến pháp 2013 cũng như Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà chế độ cộng sản ở Việt Nam đã ký kết. Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Già còn yêu cầu truy tố tội vi hiến của người đứng đầu thành uỷ Sài Gòn.
Do sự phản ứng mạnh mẽ của công luận, các báo do nhà nước cộng sản quản lý đã đồng loạt xoá bài có nội dung phát biểu trên của Nguyễn Thiện Nhân.
Hàng chục người hoạt động ở Sài Gòn cho biết họ bị mật vụ canh gác quanh nhà với mục tiêu là không cho họ đi ra ngoài trong dịp nghỉ 5 ngày bắt đầu từ 27/4 đến hết 01/5.
=====
Nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền đang bị giam giữ ở Bangkok?
Theo một nguồn tin chưa được kiểm chứng thì nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền đang bị giam giữ ở Trung tâm giam giữ (Immigration Detention Center- IDC), nơi giam giữ người di cư bất hợp phảp của Cục Di trú Thái Lan.
Theo đó, Bạch Hồng Quyền tự đến khai báo với Cảnh sát Hoàng gia Thái sau một thời gian cơ quan này truy tìm về sự việc có liên quan đến cựu tù nhân Trương Duy Nhất, người dường như đến Thái Lan bằng con đường bất hợp pháp và sau đó bị mất tích ở Bangkok cuối tháng 1 năm nay, chỉ một ngày sau khi đăng ký xin tỵ nạn chính trị với Văn phòng Cao uỷ về Người tỵ nạn của Liên Hợp quốc.
Theo một số nguồn tin thì Bạch Hồng Quyền là người trợ giúp ông Trương Duy Nhất khi ông này đến Thái Lan. Hiện ông Nhất đang bị giam giữ ở Trại tạm giam T16 thuộc Bộ Công an cộng sản Việt Nam mà gia đình vẫn chưa được thông báo về cáo buộc chống lại ông.
Anh Bạch Hồng Quyền, người từng bị công an cộng sản Việt Nam truy nã năm 2017 vì một số hoạt động bảo vệ ngư dân ở miền Trung, có khả năng bị trục xuất về Việt Nam. Anh và gia đình đã có quy chế tỵ nạn và đang được vận động để chuyển sang Canada. Tuy nhiên, Thái Lan là quốc gia chưa ký Công ước về Người tỵ nạn và không loại trừ khả năng anh bị trả về Việt Nam.
Bạch Hồng Quyền từng viết thư kêu cứu các tổ chức nhân quyền can thiệp để tránh sự truy lùng của cảnh sát Thái Lan. Anh có vợ và ba con nhỏ.
Cũng theo nguồn tin này thì ông Cao Lâm, một người Việt từng sống hơn 10 năm ở Thái Lan và bị chính quyền Thái trục xuất về Việt Nam trong tháng 2, cũng đã trở lại Thái Lan để tiếp tục mưu sinh. Ông Cao Lâm từng bị cho là có liên quan đến vụ bắt cóc ông Nhất.
=================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây:https://www.vietnamhumanrightsdefenders.net/2019/04/28/vietnam-human-rights-defenders-weekly-report-for-april-22-28-2019-three-facebookers-arrested-amid-enhanced-security-on-occasion-of-44th-anniversary-of-reunification/