Ông Phan Văn Thu tại toà án năm 2013
Người Bảo vệ Nhân quyền, ngày 24/5/2019
Tù nhân lương tâm Phan Văn Thu, người đang thụ án tù chung thân tại Trại giam Gia Trung ở tỉnh Gia Lai, hiện đang bị bệnh nặng như tiểu đường typ 3, suy tim, huyết áp cao, viêm khớp, và không còn tự phục vụ được nữa.
Trại giam đã chuyển ông Thu sang cùng phòng giam với mục sư Nguyễn Trung Tôn để ông mục sư này chăm sóc cho ông Thu. Mục sư Tôn, người đang thụ án tù 11 năm, hiện cũng đang bị nhiều bệnh tật mà không được chữa trị kịp thời.
Tuy nhiên, dù bản thân mình gặp nhiều khó khăn và đau đớn, nhưng ông Tôn cho biết vẫn sẵn sàng trợ giúp người bạn cùng phòng mới.
Ông Thu là người sáng lập nhóm tôn giáo tên là Ân đàn Đại đạo và cùng các tín đồ và thân hữu xây dựng lên khu du lịch sinh thái Bia Sơn ở xã Hoà Xuân Nam, huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên. Nhận thấy đây là một nơi có thể mang lợi nhuận cao nên nhà cầm quyền tỉnh Phú Yên vu cho ban lãnh đạo của nhóm “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999.
Phía công an cộng sản bịa ra cái tên Hội đồng Công án Luật Bia Sơn để gán ghép cho nhóm đạo này, biến họ từ một nhóm thuần tôn giáo thành một tổ chức có hoạt động chính trị. Sau đó, công an Phú Yên lần lượt bắt ông Thu cùng 21 người khác trong năm 2012.
Năm 2013, nhà cầm quyền Phú Yên đem họ ra xử sau khi đã cướp hết tài sản và đất đai của khu du lịch Bia Sơn. Ông Thu bị kết án chung thân còn 21 người kia bị mức án từ 10 đến 17 năm tù.
Nhiều tù nhân lương tâm của nhóm này bị đày đoạ ở trong trại giam. Ông Thu và ông Đặng Đình Nam (bị giam ở Xuyên Mộc- Vũng Tàu) bị nhiều bệnh nặng nhưng không được chữa trị mà chỉ được cung cấp vài viên thuốc cho có lệ.
Mục sư Tôn là cựu chủ tịch Hội Anh em Dân chủ. Ông bị bắt cóc và đánh đập gãy hai chân và nhiều vết thương khác vào tháng Tư năm 2017 trước khi bị bắt vào ngày 30/7/2017 với cáo buộc nguỵ tạo theo Điều 79. Ông bị kết án 12 năm tù giam và 3 năm quản chế. Hiện một chân của ông vẫn chưa được chữa trị triệt để.
May 25, 2019
Tù nhân lương tâm Phan Văn Thu ốm nặng trong tù, không được chữa trị y tế
by Nhan Quyen • Phan Van Thu (Tran Cong)
Ông Phan Văn Thu tại toà án năm 2013
Người Bảo vệ Nhân quyền, ngày 24/5/2019
Tù nhân lương tâm Phan Văn Thu, người đang thụ án tù chung thân tại Trại giam Gia Trung ở tỉnh Gia Lai, hiện đang bị bệnh nặng như tiểu đường typ 3, suy tim, huyết áp cao, viêm khớp, và không còn tự phục vụ được nữa.
Trại giam đã chuyển ông Thu sang cùng phòng giam với mục sư Nguyễn Trung Tôn để ông mục sư này chăm sóc cho ông Thu. Mục sư Tôn, người đang thụ án tù 11 năm, hiện cũng đang bị nhiều bệnh tật mà không được chữa trị kịp thời.
Tuy nhiên, dù bản thân mình gặp nhiều khó khăn và đau đớn, nhưng ông Tôn cho biết vẫn sẵn sàng trợ giúp người bạn cùng phòng mới.
Ông Thu là người sáng lập nhóm tôn giáo tên là Ân đàn Đại đạo và cùng các tín đồ và thân hữu xây dựng lên khu du lịch sinh thái Bia Sơn ở xã Hoà Xuân Nam, huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên. Nhận thấy đây là một nơi có thể mang lợi nhuận cao nên nhà cầm quyền tỉnh Phú Yên vu cho ban lãnh đạo của nhóm “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999.
Phía công an cộng sản bịa ra cái tên Hội đồng Công án Luật Bia Sơn để gán ghép cho nhóm đạo này, biến họ từ một nhóm thuần tôn giáo thành một tổ chức có hoạt động chính trị. Sau đó, công an Phú Yên lần lượt bắt ông Thu cùng 21 người khác trong năm 2012.
Năm 2013, nhà cầm quyền Phú Yên đem họ ra xử sau khi đã cướp hết tài sản và đất đai của khu du lịch Bia Sơn. Ông Thu bị kết án chung thân còn 21 người kia bị mức án từ 10 đến 17 năm tù.
Nhiều tù nhân lương tâm của nhóm này bị đày đoạ ở trong trại giam. Ông Thu và ông Đặng Đình Nam (bị giam ở Xuyên Mộc- Vũng Tàu) bị nhiều bệnh nặng nhưng không được chữa trị mà chỉ được cung cấp vài viên thuốc cho có lệ.
Mục sư Tôn là cựu chủ tịch Hội Anh em Dân chủ. Ông bị bắt cóc và đánh đập gãy hai chân và nhiều vết thương khác vào tháng Tư năm 2017 trước khi bị bắt vào ngày 30/7/2017 với cáo buộc nguỵ tạo theo Điều 79. Ông bị kết án 12 năm tù giam và 3 năm quản chế. Hiện một chân của ông vẫn chưa được chữa trị triệt để.