Việt Nam đang làm gì với công nghệ hack điện thoại của Israel

VNTB – Việt Nam đang làm gì với công nghệ hack điện thoại của Israel

Một cuộc điều tra mới cho thấy Cellebrite bán các công cụ kỹ thuật số cho một bộ nổi tiếng về đàn áp blogger, nhà báo, tôn giáo và dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Haaretz, ngày 15/7/2021

VNTB: “Các giải pháp của Cellebrite hỗ trợ hàng triệu cuộc điều tra về những tội phạm nghiêm trọng nhất trên thế giới mỗi năm”, Giám đốc điều hành của công ty, Yossi Carmil, cho biết gần đây trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo kinh doanh Globes. “Các công cụ của Cellebrite rất mạnh mẽ và giúp cho các cơ quan thực thi pháp luật bảo vệ trẻ em khả năng làm điều tốt cho thế giới.”

Cũng trong cuộc phỏng vấn đó, Carmil cho biết công ty đã phát triển các cơ chế hợp đồng và công nghệ được cho là nhằm ngăn chặn các công cụ của họ rơi vào “tay kẻ xấu”. Nhưng trong một cuộc điều tra mới của luật sư Eitay Mack về một trong những khách hàng của Cellebrite cho thấy một lần nữa, chính công ty này lại đưa công nghệ của mình vào tay kẻ xấu.

Khách hàng lần này là Việt Nam, hay chính xác hơn là Bộ Công an (Bộ Công An), cơ quan quản lý công an và an ninh. Từ những khám phá của mình, Mack cùng hàng chục nhà hoạt động nhân quyền đã gửi thư phản đối cho Cellebrite và Tổng giám đốc Bộ Quốc phòng Amir Eshel, người chịu trách nhiệm trực tiếp giám sát xuất khẩu công nghệ pháp y kỹ thuật số như loại công nghệ Cellebrite đang bán.

Cellebrite, đã thông báo hồi tháng 4 rằng công ty đã được công khai, làm việc với các cơ quan thực thi pháp luật và có một danh sách dài các khách hàng. Sản phẩm chủ lực của Cellebrite là Thiết bị trích xuất pháp y đa năng (UFED), cho phép các cơ quan thực thi pháp luật trích xuất dữ liệu từ điện thoại di động bị khóa mà họ sở hữu. Công ty cho biết họ chỉ bán hệ thống cho các cơ quan thực thi pháp luật và lực lượng phòng vệ hợp pháp, đồng thời khoe rằng thiết bị được sử dụng để hỗ trợ chống tội phạm nghiêm trọng như ấu dâm và khủng bố. Tuy nhiên, các cuộc điều tra của Mack và cộng sự đã tiết lộ rằng nhiều khách hàng của Cellebrite sử dụng sản phẩm này cho các mục đích khác, chẳng hạn nhắm vào các nhà báo hoặc những người ủng hộ dân chủ cũng như các nhà hoạt động nhân quyền.

Cellebrite hoạt động với sự hỗ trợ tích cực từ chính phủ Israel, đặc biệt là Bộ Quốc phòng, cơ quan giám sát cả xuất khẩu quốc phòng và xuất khẩu lưỡng dụng, như các công ty công nghệ và mạng.

Sự hỗ trợ này đặc biệt liên quan đến Việt Nam, quốc gia không chỉ mua vũ khí và công nghệ từ Israel mà còn được cấp phép sản xuất súng trường Tavor và Galil ACE của Israel. Mack đã liệt kê chi tiết danh sách các chuyến thăm và gặp gỡ cấp cao tới Việt Nam gồm cả các quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng, cựu Thủ tướng Benjamin Netanyahu và cựu Tổng thống Reuven Rivlin.

Cuộc điều tra của Mack về việc Cellebrite bán hàng cho Việt Nam chỉ là cuộc điều tra mới nhất trong một loạt các cuộc điều tra, trong đó ông cho thấy các công cụ của công ty được bán hợp pháp cho rất nhiều tổ chức và chế độ áp bức đang bị trừng phạt. Đó là các ủy ban điều tra của Nga được coi là công cụ để trấn áp sự phản đối Tổng thống Vladimir Putin cho đến chính quyền ở Hồng Kông hay thậm chí là các đơn vị cảnh sát khét tiếng Bangladesh, Indonesia và các quốc gia khác. Cellebrite có ngừng bán hàng cho Trung Quốc và Hồng Kông cũng như Nga và Belarus sau khi bị tiết lộ.

Chuyện gì xảy ra?

Một trong những nạn nhân có thể xảy ra khi cảnh sát nội an Israel sử dụng công nghệ hack điện thoại không phải là nhà báo, hay thậm chí là một nhà hoạt động đấu tranh cho nhân quyền. Đúng hơn chỉ là một ai đó đã mắc sai lầm.

Nói rõ hơn, không có bằng chứng nào cho thấy công nghệ của Cellebrite đã được sử dụng để hack điện thoại của bị đơn trong vụ án này – không giống như các quốc gia khác, chính phủ Việt Nam không công bố thông tin về việc sử dụng các công cụ đó. Nhưng trường hợp này cho thấy hoạt động của một trong những khách hàng hài lòng với ngành công nghiệp mạng Israel.

Câu chuyện bắt đầu vào tháng 6/2018, khi Lê Hồng V, một công dân Việt Nam sống gần biên giới với Campuchia tranh cãi liên quan đến một tụ điểm đá gà bên phía Campuchia. Không rõ ràng chính xác nguyên do tranh cãi là gì, nhưng ông ta quyết định trả thù bằng cách rải lá cờ Việt Nam Cộng Hoà trên đường đến chỗ đá gà tụ tập. Trên một số lá cờ, ông cũng viết khẩu hiệu.

Ông đã hy vọng nhân viên an ninh sẽ phản ứng bằng cách tăng cường hiện diện ờ biên giới và đóng cửa trại đá gà, ít nhất là từ phía Việt Nam. Nhưng kế hoạch của ông đã thất bại. Thay vào đó, ông bị bắt vài ngày sau đó.

Vào tháng 11 năm 2018, ông bị kết án 5 năm tù vì theo Điều 117 bộ luật hình sự. Điều khoản cấm “sản xuất, tràng trữ hoặc phổ biến thông tin, tài liệu hoặc vật phẩm có mục đích cổ vũ chống đối Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.” Nhà nước tịch thu xe máy và điện thoại di động của ông; các thiết bị khác được sử dụng để trả thù bị phá hủy.

‘Bảo vệ trẻ em ‘?

Mặc dù trường hợp kể trên, hầu hết những người bị truy tố theo Điều 117 và các điều khoản tương tự khác là các blogger, nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền, dân tộc thiểu số và tôn giáo và nông dân buộc rời bỏ đất đai của họ để mở đường phát triển. Bộ chịu trách nhiệm thực thi tất cả các quy định được đề cập là Bộ Công an.

Trong bức thư của mình, Mack đã cung cấp rất nhiều bằng chứng cho thấy một số sản phẩm UFED của Cellebrite đã được bán cho Bộ Công an và các đơn vị cảnh sát và điều tra khác nhau kể từ năm 2014.

Ông cũng phát hiện ra công ty HTI Group cung cấp các công cụ và dịch vụ công nghệ cho các cơ quan an ninh Việt Nam. Công ty này là đại diện của Cellebrite tại Việt Nam, và trong số các sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp có các công cụ của Cellebrite, hỗ trợ và đào tạo cách sử dụng các công cụ này.

Tập đoàn HTI cũng cung cấp một dịch vụ gọi là UFED Premium/cao cấp, đây là sản phẩm cao cấp nhất của Cellebrite. Đó là một dịch vụ phần mềm cho phép người sử dụng tấn công ngay cả những thiết bị mới nhất và thường sử dụng cách tấn công zero-day. Đây là những cách tấn công chưa được những nhà nghiên cứu bảo mật và nhà phát triển điện thoại thông minh phát hiện, vì vậy không có biện pháp phòng thủ nào chống lại chúng.

Dịch vụ này có thể được kết hợp với các công cụ vật lý như UFED Touch2 hoặc UFED 4PC, một phiên bản phần mềm được cài đặt trên máy tính.

Vậy vấn đề là gì?

Theo Ngân hàng Thế giới, những cải cách kinh tế và chính trị mà Việt Nam thực hiện trong những năm 1980 đã cho phép nước này phát triển nhảy vọt trong ba thập niên qua. Hơn 45 triệu người Việt Nam đã vượt lên trên mức nghèo khổ trong thời gian này. Từ năm 2002 đến năm 2018, tổng sản phẩm quốc nội tăng 2,7. Việt Nam thậm chí đã làm tốt trước đợt tấn công lớn của COVID.

Nhưng trong khi tăng trưởng kinh tế tăng vọt, cải cách chính trị không thực sự cải thiện tình hình nhân quyền hoặc nới lỏng sự đàn áp của Đảng Cộng sản cầm quyền. Bộ Công An và lực lượng cảnh sát cững như các cơ quan điều tra trực thuộc Bộ Công an là những công cụ chính trong cuộc trấn áp này. Và, giống như mọi chế độ hà khắc khác ngày nay, Việt Nam cũng nhiệt tình tiếp nhận công nghệ tiên tiến.

Không giống như Trung Quốc, Việt Nam đã không cấm cửa các công ty công nghệ lướn như Facebook và Google. Nhưng các báo cáo khác nhau trong những năm qua đã chỉ ra rằng các nền tảng này đã đáp ứng được các yêu cầu của chính phủ. Tháng 12 năm ngoái, Tổ chức Ân xá Quốc tế đã chỉ trích gay gắt Facebook và Google (điều hành YouTube) về các chính sách của họ tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, một số báo cáo đã được công bố về OceanLotus hay Sen Biển, một nhóm tin tặc có liên hệ với chính phủ Việt Nam hoạt động chống lại các mục tiêu cả trong và ngoài nước. Năm 2018, quân đội Việt Nam cũng thành lập một đơn vị mới có tên Lực lượng 47, với khoảng 10.000 quân đấu tranh tư tưởng trực tuyến. Việc này bao gồm việc xác định những người chỉ trích đất nước và tuyên truyền các ý kiến “đúng” theo định hướng của đảng.

Ngay cả quyết định của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama về việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt mà Mỹ đã áp dụng đối với Việt Nam kể từ sau Chiến tranh Việt Nam, và sau đó dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh trừng phạt vào năm 2016, cũng không hạn chế được sự đàn áp chính trị.

“Sự lạc quan của chính quyền Obama không được chứng minh là chính đáng,” Mack viết. “Do tình hình nhân quyền ở Việt Nam tiếp tục xấu đi, các dự luật đã được tiến hành ở cả Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ kể từ đầu năm 2019 nhằm tố cáo chế độ độc tài và áp đặt các biện pháp trừng phạt mới. Đề xuất mới nhất của Quốc hội, từ tháng 5 năm 2021, là lệnh cấm làm ăn với Bộ Công an vì liên quan đến theo dõi và tấn công mạng”.

Theo báo cáo của EU, Mỹ và các tổ chức quốc tế như Tổ chức Ân xá và Tổ chức quan sát Nhân quyền, tình hình chỉ trở nên tồi tệ hơn kể từ năm 2015. Các luật mới như Điều 117 Bộ luật hình sự, đã hạn chế hơn nữa quyền tự do ở Việt Nam.

“Tình hình nhân quyền ở đây rất tồi tệ”, ông Vũ Quốc Ngữ, chủ tịch một tổ chức Người bảo vệ nhân quyền nói với Haaretz. “Việt Nam đã ký một số hiệp định quốc tế liên quan đến nhân quyền, nhưng không tôn trọng chúng. Nhà cầm quyền giam giữ các nhà hoạt động vì bảo vệ quyền lợi của họ và ít nhất 260 người hiện đang bị bắt giữ – hầu hết trong số họ bị giam giữ chỉ vì ý kiến hoặc bài đăng mà họ đã viết, ”ông nói.

Một số người nói chuyện với Haaretz cho biết chính quyền đang nhắm vào các nhóm thiểu số như người Hmong và các bộ tộc miền núi được gọi là người Thượng.

“Các nhà độc tài không muốn người ta tin tưởng lẫn nhau,”ông Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành của tổ chức vận động và hỗ trợ Boat People SOS, cho biết trong một cuộc điện đàm với Haaretz. “Họ không muốn kết nối. Họ không muốn những tổ chức mà họ không kiểm soát được”.

Bức thư của Mack liệt kê một số nhà hoạt động đã bị bắt, sách nhiễu, tra tấn và bỏ tù tại Việt Nam vì họ chỉ trích các quan chức, vạch trần tham nhũng hoặc tìm cách bảo vệ môi trường. Trong số đó có bà Cấn Thị Thêu bị kết án 8 năm tù vào tháng Năm cùng với một trong hai con trai của bà, Trịnh Bá Tư. Con trai khác của bà, Trịnh Bá Phương, vẫn đang chờ xét xử.

Bà Cấn Thị Thêu và con trai bà cũng bị kết tội vi phạm Điều 117, nhưng vụ án của họ hoàn toàn khác với vụ người đàn ông tìm cách trả thù xích mích vì đá gà. Năm 2007, chính quyền đã thu hồi trang trại của gia đình bà Cấn Thị Thêu, cũng như đất đai của nhiều người dân khác ở Đồng Tâm, một ngôi làng phía tây Hà Nội. Cũng như nhiều trường hợp tương tự, gia đình bà và hàng xóm nhận được khoản tiền bồi thường không đáng kể, và mọi phản đối, kiến nghị và biểu tình đều vô ích.

Kể từ đó, bà Cấn Thị Thêu và các con trai đã theo dõi và ghi lại những cuộc đấu tranh tương tự ở nhiều nơi tại Việt Nam.

Vụ án gây rúng động không chỉ vì gia đình bà Cấn Thị Thêu và những người dân khác trong làng bị bắt do đăng bài trên Facebook, mà còn lý do ban đầu mà họ bị bắt. Bất cứ ai tìm kiếm trên Google về Đồng Tâm sẽ không tìm thấy bất cứ điều gì về cuộc đấu tranh của các nhà hoạt động hoặc lịch sử của ngôi làng trên trang đầu tiên, mà chủ yếu là đường dẫn đến các công ty bất động sản hứa hẹn các biệt thự sang trọng ở một khoảng cách thuận tiện từ các trung tâm thương mại và một trung tâm mua sắm lớn.

Một công ty thậm chí còn tặng 20 xe Mercedes mới cho những người mua biệt thự của họ.

Liên kết bị thiếu

Không giống như Nga hay Indonesia, trong trường hợp của Việt Nam, không tìm thấy bằng chứng trực tiếp nào về việc sử dụng thiết bị Cellebrite chống lại các nhà hoạt động nhân quyền, và cần lưu ý rằng đó không phải là công nghệ duy nhất mà Việt Nam có được cho mục đích này. Tuy nhiên, điều này không làm thay đổi thực tế rằng các tổ chức đã mua công nghệ tham gia đàn áp cho nhà nước.

Điều thú vị cần lưu ý là một trong những lý do khiến không thể biết được liệu các thiết bị của Cellebrite có được sử dụng trong các cuộc điều tra như vậy hay không là do Bộ Công an Việt Nam vi phạm điều luật yêu cầu sự có mặt của người thẩm vấn và một nhân chứng bổ sung, hoặc tại ít nhất hai nhân chứng, khi họ đột nhập vào điện thoại. Điều đó đã không xảy ra trong bất kỳ trường hợp nào và tất cả các nhà hoạt động nói chuyện với Haaretz đều cho biết về các kỹ thuật thẩm vấn tương tự.

Khi những người thẩm vấn từ chối tự mở khóa điện thoại và máy tính của họ, thiết bị của họ sẽ bị thu giữ. Trong một số trường hợp, công an mang máy móc sang một căn phòng khác, xâm nhập vào máy tính hay điện thoại và chỉ sau đó mới trả lại các thiết bị cho họ. Theo ông Vũ Quốc Ngữ của Defend the Defenders, thậm chí trong nhiều trường hợp, cảnh sát từ chối trả lại thiết bị cho đến khi những người thẩm vấn cung cấp mật khẩu nhằm che giấu hành vi này. Trong các trường hợp khác, như một trong những nhà nghiên cứu đã làm việc trong báo cáo của Tổ chức Ân xá năm ngoái nói với Haaretz, công an cũng từ chối trả lại các thiết bị.

Điện thoại thông minh và máy tính đã trở thành mục tiêu chính của Bộ và các đơn vị cảnh sát trực thuộc. “Trong những năm gần đây, chúng tôi nhận thấy việc cảnh sát tịch thu điện thoại di động, máy tính xách tay và iPad gia tăng”, người đứng đầu BPSOS , ông Nguyễn Đình Thắng cho biết. “Không có bất kỳ trát nào. Họ chỉ đến và lấy đi.”

“Trong những trường hợp khác, họ triệu tập ai đó đến đồn cảnh sát với lý do nào đó, chẳng hạn như ‘Số xe của ai đó bị tai nạn giống như số xe của anh.’ Khi đến đồn công an, họ bị đưa đi thẩm vấn và tịch thu điện thoại của họ trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, và sau khi thẩm vấn, họ được trả lại như không có chuyện gì xảy ra “, ông Thắng cho biết. “Trong các trường hợp khác, họ chở người bị thẩm vấn về nhà, tự vào nhà người đó và tịch thu thêm điện thoại di động, để người bị thẩm vấn không có cơ hội giấu thiết bị hoặc cảnh báo các thành viên trong gia đình.”

Ông Thắng nói thêm rằng BPSOS hỗ trợ các cộng đồng dân tộc thiểu số và cộng đồng tôn giáo Việt Nam tổ chức các cuộc hội thảo về các chủ đề như luật pháp Việt Nam – không có gì là vi phạm pháp luật, ông nhấn mạnh: “Các khóa học này hoàn toàn hợp pháp”. Trên thực tế, mục tiêu là cung cấp thông tin giúp các cộng đồng này đối phó tốt hơn với hệ thống pháp luật.

“Chúng tôi bắt đầu nhìn thấy toàn bộ các nhóm rời khỏi khóa học như thế nào và chúng tôi cố gắng tìm hiểu lý do tại sao,” Ông Thắng nói. “Chúng tôi phát hiện ra rằng một trong những người tham gia đã bị thẩm vấn, và điện thoại của anh ta đã bị lấy mất. Sau đó, mọi người lần lượt bị thẩm vấn. Cuối cùng, không còn ai cả ”. Ông Thắn nói thêm rằng nhà nước sử dụng thông tin thu thập được từ điện thoại để gây mất lòng tin và sự nghi ngờ giữa các cộng đồng tôn giáo thiểu số, chẳng hạn như giữa các nhà thờ hoặc giáo phái Phật giáo không được đảng chấp thuận, các dân tộc thiểu số và thậm chí giữa bạn bè với nhau.

Vì vậy, có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi đây là những gì bà Cấn Thị Thêu đã nói trong một cuộc phỏng vấn video với Dự án 88 vào tháng 9 năm 2019: https://youtu.be/4y6zslhq8pQ “Điều tôi muốn thấy là mọi người đứng lên cùng nhau bất cứ khi nào nhà nước gia tăng áp lực bằng bắt bớ, đàn áp và bắt bớ nhằm cướp đi phương tiện sinh kế, quyền lợi của họ. Tôi muốn thấy người dân đoàn kết lại để thể hiện sức mạnh của chúng tôi. Điều đó sẽ đẩy nhanh các thay đổi, buộc chính phủ độc tài phải trả lại các quyền của chúng tôi. “

Cellebrite từ chối bình luận cho bài báo này.

Trong một tuyên bố gửi cho Mack, Bộ Quốc phòng nói rằng họ không cung cấp thông tin chi tiết về các giấy phép cụ thể, vì lý do an ninh, chính trị và chiến lược. “Như chúng tôi đã nói với ông, Bộ Quốc phòng xem xét chính sách của chúng tôi theo định kỳ hoặc phù hợp với các sự kiện và áp dụng quyền hạn của mình phù hợp với nhu cầu.”

Nguồn: Haaretz