Trình tự Xét xử công minh (26) – Phần 2: Quyền con người trong phiên tòa- Chương 25 – Hình phạt

Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ

Defend the Defenders

Nguồn: Amnesty International

trinh tu-xet-xu-cong-minh

Hình phạt chỉ có thể được áp dụng một cách hợp pháp khi những người đã bị kết án về một tội sau một phiên tòa công minh. Hình phạt phải tương xứng với tội đã phạm và không vi phạm tiêu chuẩn quốc tế. Điều kiện trong nhà tù phải tôn trọng phẩm giá con người.

25.1 Quyền xét xử công bằng – hình phạt

25.2 Những hình phạt có thể áp dụng

25.3 áp dụng hồi tố cho những hình phạt nhẹ

25.4 Hình phạt không được vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế

25.5 Nhục hình

25.6 án tù chung thân không có khả năng ân xá

25.7 án tù không xác định thời hạn

25.8 Điều kiện giam giữ

==============

25.1 Quyền xét xử công bằng- hình phạt

Quyền được xét xử công bằng bao gồm phương thức xác định hình phạt và những hình phạt nào được áp dụng.

Một biện pháp không được coi là một sự trừng phạt theo luật pháp quốc gia vẫn có thể được coi là một hình phạt theo luật quốc tế. Những yếu tố liên quan bao gồm biện pháp đó được đặc trưng như thế nào trong luật quốc gia, bản chất của nó và mục đích, thủ tục kèm theo và mức độ nghiêm trọng của nó.

Hình phạt chỉ có thể được áp dụng một cách hợp pháp khi một cá nhân bị kết án về một tội bằng thủ tục tố tụng tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế.

án tù mà không cần cơ sở pháp lý, ví dụ, sau tuyên bố trắng án cuối cùng về cáo buộc hình sự

hoặc sau khi hoàn thành án tù, lại bị giam giữ tùy tiện. (Xem Chương 1- Quyền tự do)

Hình phạt phải được công bố nơi công cộng trừ khi các tiêu chuẩn quốc tế cho phép theo các cách khác, chẳng hạn như khi bị cáo là một đứa trẻ. (Xem Chương 24 – Kết án và Chương 27 phần 6 mục 9 – về thủ tục tố tụng đối với trẻ em)

25.2 Những hình phạt nào có thể được áp dụng?

Những hình phạt được áp dụng sau một phiên tòa phải được quy định bằng pháp luật.

Nguyên tắc về tính hợp pháp – yêu cầu các hành vi phạm tội phải được xác định một cách chính xác trong khuôn khổ luật và pháp luật phải được tiếp cận- áp dụng cho các hình phạt. (Xem Chương 18 phần 1 mục 1)

Hình phạt cho một hành vi phạm tội chỉ có thể được áp dụng cho cá nhân bị kết án về một tội;

tiêu chuẩn quốc tế nghiêm cấm việc áp dụng các hình phạt tập thể, kể cả trong trường hợp khẩn cấp. (Xem Chương 31 và Chương 32 phần 5 mục 1- cấm các hình phạt tập thể). Điều này áp dụng cả cho việc cấm trừng phạt cha mẹ về những tội của con cái.

Hình phạt áp dụng sau phiên tòa phải tương xứng với mức độ nghiêm trọng của tội đã phạm và hoàn cảnh của người phạm tội. Hình phạt và phương thức áp dụng không được vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế.

Hình phạt khốc liệt không tương xứng cũng như hình phạt đối với hành vi không nên hình sự hóa là vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế. Ví dụ như bị kết án tù về tội phỉ báng. Các cơ quan và các cơ chế nhân quyền và Tổ chức Ân xá Quốc tế đã kêu gọi xóa bỏ kết án về tội phỉ báng.

Ngược lại, hình phạt nhẹ đối với sỹ quan cảnh sát, người đã bị buộc tội tra tấn và thực hiện các hành vi ngược đãi khác, cũng vi phạm tiêu chuẩn quốc tế vì nó không phản ánh mức độ nghiêm trọng của tội phạm và có thể dẫn đến bị trừng phạt cho hành vi vi phạm nhân quyền.

Quyết định áp dụng hình phạt nên có tính đến vấn đề giới tính, ví dụ như các tác động của căng thẳng của người phụ nữ bị bạo lực giới, người phụ nữ đang mang thai hay đang chăm sóc trẻ nhỏ, và những nhu cầu đặc biệt của người chuyển giới.

Cân nhắc về nhân đạo liên quan đến tình trạng của các lao động nhập cư, bao gồm cả quyền cư trú và làm việc, nên được xem xét khi áp đặt hình phạt cho các tội thực hiện bởi người lao động di cư và thành viên gia đình của họ.

Phân biệt đối xử trong luật và thực tế có thể được phản ánh thông qua số lượng lớn tù nhân thuộc một vài sắc tộc thiểu số hoặc nhóm xã hội và những hình phạt nhẹ không tương xứng với những tội liên quan đến bạo lực chống lại phụ nữ như hiếp dâm, bạo lực gia đình và buôn bán người. (Xem Chương 11, Quyền bình đẳng trước pháp luật và tòa án)

Hình phạt liên quan đến tước quyền tự do chỉ nên được áp dụng để phục vụ nhu cầu xã hội và cần được tương xứng với nhu cầu đó. Thời gian bị giam giữ trước khi xét xử nên được cân nhắc khi áp đặt bất kỳ mức án nào, có hoặc không liên quan đến tù, và cần được khấu trừ vào án tù.

Tòa án liên Mỹ đã kết luận rằng một luật hình sự mà căn cứ vào hình phạt cho sự “nguy hiểm trong tương lai” của người phạm tội là không phù hợp với các nguyên tắc về tính hợp pháp.

Sự đồng thuận ngày càng tăng về tầm quan trọng của các phương án thay thế hình phạt tù. Quy định Tokyo, được thông qua bởi Đại hội đồng Liên Hợp quốc vào năm 1990, thúc đẩy việc sử dụng các hình phạt không giam giữ. Cải tạo không giam giữ được khuyến cáo áp dụng cho các tội nhẹ, phụ nữ mang thai, người dân bản địa để giảm tình trạng quá tải của nhà tù. Các hình phạt này cũng cần được xem xét áp dụng cho những người có con phụ thuộc. (Xem Chương 27 phần 7- hình phạt cho trẻ em)

25.3 áp dụng hồi tố cho hình phạt nhẹ hơn

Toà án không thể áp đặt một hình phạt nặng hơn hình phạt đã được pháp luật quy định khi phạm tội. Tuy nhiên, nếu cải cách luật pháp làm giảm hình phạt cho hành vi vi phạm sau khi phạm tội, các quốc gia phải áp dụng hình phạt nhẹ hơn.. (Xem Chương 28 phần 3- Về các trường hợp án tử hình)

Quyền hồi tố áp dụng một hình phạt nhẹ hơn được quy định trong Điều 7 của Công ước châu Âu.

Hình phạt nhẹ hơn cho hành vi phạm tội nên được áp dụng:

• nếu pháp luật được thay đổi trước khi phán quyết cuối cùng, hoặc theo tiêu chuẩn của ủy ban châu Phi, trước khi thi hành hết án phạt; hoặc

• nếu cá nhân đã bị kết án một hình phạt không thể đảo ngược, chẳng hạn như hình phạt tử hình, nhục hình hoặc tù chung thân.

Quyền được hưởng lợi từ một hình phạt nhẹ hơn cũng được áp dụng khi luật hình sự áp dụng cho trường hợp đó bị ##bãi bỏ.

25.4 Hình phạt không được vi phạm tiêu chuẩn quốc tế

Bản thân hình phạt và phương thức thực hiện hình phạt không được vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế.

Tra tấn và đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục hoàn toàn bị cấm. ( Xem Chương 10 về quyền không bị tra tấn và ngược đãi khác). Tuy nhiên, định nghĩa của tra tấn tại Điều 1 của Công ước chống tra tấn rõ ràng không bao gồm đau đớn phát sinh từ, hoặc vốn có hoặc ngẫu nhiên từ những hình phạt hợp pháp, những hình phạt không vi phạm tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế.

ICCPR, Điều 15

“… Không được áp dụng hình phạt nặng hơn hình phạt được áp dụng trong thời điểm phạm tội. Người chấp hành hình phạt có thể được lợi nếu luật thay đổi theo hướng áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt lúc thực hiện hành vi phạm tội.

Mặc dù hình phạt có thể là hợp pháp theo luật quốc gia, nhưng nếu nó vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm cả việc cấm tuyệt đối chống tra tấn và ngược đãi hoặc trừng phạt khác, thì hình phạt đó bị cấm. Bất kỳ giải thích khác sẽ đi ngược lại mục đích của việc cấm đó trong các tiêu chuẩn quốc tế.

Hình phạt đã được coi là vi phạm tiêu chuẩn quốc tế bao gồm tất cả các hình thức trừng phạt thân thể, xua đuổi, và bỏ tù vì không trả nợ. (Xem thêm Chương 28 về án tử hình)

Hệ thống cải tạo bằng lao động khổ sai được sử dụng ở Trung Quốc cũng đã được xác định là vi phạm tiêu chuẩn quốc tế.

Hình phạt kèm theo – chẳng hạn như trục xuất người nước ngoài bị tuyên án và đình chỉ quyền bầu cử của tù nhân – phải đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

Báo cáo viên đặc biệt về nhân quyền và chống khủng bố đã nêu mối lo ngại rằng việc áp đặt lệnh kiểm soát đối với các cá nhân sau khi họ đã hoàn thành án tù, có thể tạo thành nguy cơ kép. (Xem Chương 18)

(Xem Chương 27 phần 7 mục 3 về những hình phạt bị nghiêm cấm áp dụng cho trẻ em, và Chương 28 về án tử hình)

25.5 Nhục hình

Những nhục hình, bao gồm đánh đập, quất, cắt cụt chi, khắc dấu và ném đá, bị cấm bởi luật pháp quốc tế vì nó vi phạm việc cấm tuyệt đối tra tấn và đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo và hạ nhục.

25.6 Tù chung thân không có khả năng được ân xá

Ngày càng có nhiều người quan tâm đến những bản án chung thân mà không có khả năng ân xá.

Tòa án châu Âu đã cho rằng để cho một án chung thân phù hợp với Công ước châu Âu, phải có cả khả năng xem xét lại của nhà chức trách và có triển vọng được ân xá. Việc xem xét lại, cần được tiến hành định kỳ, và nên xem xét khả năng áp dụng hình phạt thay thế, giảm án, chấm dứt hoặc tha bổng có điều kiện đối với những cá nhân cải tạo tốt. Việc giam giữ không cho khả năng ân xá một cá nhân không phù hợp với Điều 3 của Công ước châu Âu.

Trong khi Quy chế của ICC quy định về án tù chung thân, những điều khoản đó nên được xem xét cung cấp cho tù chung thân, điều đó nên được xem xét bởi tòa án sau 25 năm để xác định xem họ có nên được giảm án.

Việc áp dụng án tù chung thân mà không có khả năng ân xá cho các cá nhân thực hiện hành vi phạm tội khi dưới 18 tuổi đều bị cấm. (Xem Chương 27 phần 7 mục 3)

Tổ chức Ân xá quốc tế phản đối việc áp dụng các bản án tù chung thân mà không có sự

khả năng tạm tha, cũng như việc cấm đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục tù nhân. Việc giam giữ nên đạt được nhiều mục đích, trong đó có việc tái hòa nhập xã hội. án tù chung thân không có khả năng ân xá đồng nghĩa rằng người bị giam giữ bị tước đoạt hết mọi khả năng được xem xét lại hoàn cảnh cụ thể của họ.

25.7 án tù không xác định thời hạn

Án tù không xác định thời hạn chứa cả một yếu tố mang tính trừng phạt (một thời hạn nhất định) và một yếu tố phòng ngừa nhằm đảm bảo sự an toàn của xã hội. ở một số nước như án như thế được gọi là giam giữ hoặc án phòng ngừa.

Trong khi việc áp dụng án không xác định đã không được coi là vi phạm các tiêu chuẩn của ICCPR hay Công ước châu Âu, ủy ban Nhân quyền và Tòa án châu Âu đã tuyên bố rằng:

• Phần trừng phạt này phải được thiết lập bởi một tòa án độc lập (một cơ quan độc lập với các bên và cơ quan hành pháp);

• các yếu tố phòng ngừa nên được giải thích bởi lý do thuyết phục và phải được thường xuyên xem xét bởi một cơ quan tư pháp có quyền ra lệnh trả tự do sau khi hết hạn trừng phạt.

Việc áp đặt lệnh tiếp tục giam giữ (kể cả trong viện tâm thần sau khi hoàn thành án tù, ví dụ như cho người bị kết án bạo lực tình dục), trên cơ sở của sự nguy hiểm, được cho là vi phạm các quyền tự do.

25.8 Điều kiện giam giữ

Các tù nhân có quyền con người, ngoại trừ một số hạn chế tương ứng theo quy định của pháp luật mà những hạn chế này cần thiết để tước đoạt tự do của họ. Việc đối xử với các tù nhân, điều kiện nhà tù và chế độ nhà tù phải tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của các cá nhân bị giam giữ.

Các tiêu chuẩn quốc tế đặt ra các nguyên tắc hướng dẫn cho việc đối xử với các tù nhân. Chúng yêu cầu hệ thống nhà tù phải tôn trọng nhân quyền của các tù nhân, áp đặt các hạn chế chỉ như là cần phải có do bị giam giữ, và không làm trầm trọng thêm sự đau khổ vốn có do bị tước quyền tự do. Chúng đòi hỏi chế độ nhà tù để giảm thiểu sự khác biệt giữa cuộc sống trong nhà giam và cuộc sống tự do bên ngoài.

Việc đối xử với các tù nhân phải nhằm mục đích phục hồi chức năng và tái hòa nhập xã hội.

Chính phủ vẫn phải chịu trách nhiệm ngay cả khi nó đã ký hợp đồng với đơn vị tư nhân trong việc giam giữ tù nhân.

Các điều kiện trong đó các tù nhân được giam giữ phải, ở mức tối thiểu, phù hợp với tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Các quốc gia có nhiệm vụ đối xử nhân đạo với tù nhân và tôn trọng phẩm giá của họ. Tra tấn và đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục đều bị cấm. (Xem Chương 10)

Khi cá nhân bị giam cầm trong nhà tù của quốc gia thì chính phủ quốc gian chịu trách nhiệm về phúc lợi vật chất và tâm lý của họ. Nhà nước phải cung cấp đầy đủ thức ăn, nước, chăm sóc y tế và điều trị (bao gồm cả thuốc cần thiết), vệ sinh, chỗ ở và bộ đồ giường cho tù nhân. (Xem Chương 10 phần 3 và 4.

Các tù nhân được phép sử dụng một thời gian nhất định trong phòng giam cho các hoạt động có ý nghĩa.

Chế độ nhà tù nên đưa cân nhắc và tôn trọng tập quán văn hóa và tôn giáo của tù nhân. ủy ban Nhân quyền kết luận rằng cấm một tù nhân Hồi giáo để râu và thực hành tôn giáo là vi phạm quyền của tù nhân về tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo.

Tiêu chuẩn quốc tế yêu cầu chính quyền giam giữ tù nhân cách biệt với những người bị giam giữ chờ phiên tòa, và giam giữ trẻ em riêng biệt với người tù trưởng thành, trừ khi việc giam giữ chung bảo đảm lợi ích cao nhất cho đứa trẻ. Tù nhân nam nữ nên được giam giữ riêng. Quản giáo nam không nên được đưa vào các vị trí ở gần phòng giam nữ, và tù nhân không nên trở thành người canh giữ các tù nhân khác. Chính phủ cũng phải có các biện pháp thích hợp để bảo vệ quyền của người đồng tính, người chuyển giới trong tù. (Xem Chương 10 phần 5 và 6)

Tiêu chuẩn quốc tế hạn chế việc sử dụng vũ lực và các hình thức còng tay và còng chân.

Dụng cụ kiềm chế không nên được sử dụng như là hình phạt. (Xem Chương 10 phần 10 mục 2- Việc sử dụng vũ lực và mục 3- về các phương pháp kiềm chế)

Tiêu chuẩn quốc tế cũng hạn chế việc sử dụng biệt giam, có thể nhìn nhận như tra tấn hoặc đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc làm nhục. (Xem Chương 10 phần 9- biệt giam). Báo cáo viên đặc biệt về tra tấn đã kêu gọi cấm áp dụng biệt giam giam.

Có mối quan ngại về chế độ bảo mật cao trong các nhà tù và các điều kiện trong các nhà tù có an ninh cao có liên quan đến việc cô lập và tước đoạt sự tiếp xúc giữa con người, mà có thể coi là đối xử tàn ác, vô nhân đạo hay hạ nhục.

Các tù nhân được phép gặp và giao tiếp với gia đình của họ, trong điều kiện tôn trọng cuộc sống riêng tư cá nhân và gia đình, và phải có quyền tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Hạn chế chỉ nên dựa trên lý do an ninh và tài nguyên. Quyết định về nơi một người đang bị giam cầm nên tính đến quyền lợi của tù nhân để dễ tiếp cận với gia đình và luật sư. (Xem Chương 4 và Chương 10 phần 2)

Những người nước ngoài đang bị cầm tù cũng có quyền và phải được cung cấp phương tiện để giao tiếp và nhận được thăm viếng từ đại diện của các chính phủ của họ. Nếu họ là người tị nạn hay dưới sự bảo vệ của một tổ chức liên chính phủ, họ có quyền liên lạc với và nhận thăm từ đại diện của tổ chức hoặc của quốc gia nơi họ cư trú. Công dân nước ngoài phải được thông báo về quyền này. Nếu người nước ngoài yêu cầu các nhà chức trách liên lạc với các cơ quan như vậy, thì các nhà chức trách phải làm như vậy không chậm trễ. Tuy nhiên, họ không nên liên lạc trừ khi cá nhân thực hiện yêu cầu. (Xem Chương 2 phần 5 và Chương 4 phần 6)

Ân xá Quốc tế cho rằng tiếp xúc như vậy phải được đảm bảo cho các cá nhân là công dân của cả hai nhà nước, nước đang bỏ tù họ và nước ngoài. Nếu một cá nhân là công dân của hai hay nhiều quốc gia nước ngoài, họ sẽ được hưởng quyền và các phương tiện liên lạc, giao tiếp và nhận được thăm từ đại diện của mỗi quốc gia như vậy, tùy theo sự lựa chọn của họ.

Nhà tù chật chội có thể tạo điều kiện vi phạm tiêu chuẩn quốc tế và các quyền của tù nhân.

Các tù nhân phải được thông báo về quyền của họ theo pháp luật và các quy tắc của nhà tù khi

Mới được chuyển đến, cũng như các cơ chế khiếu nại, kể cả về các điều kiện của nhà tù và đối xử của quản giáo, quan chức nhà tù. Họ cần phải có quyền tiếp cận với trợ giúp pháp lý cho: khiếu nại; yêu cầu liên quan đến việc đối xử và điều kiện của mình; khi phải đối mặt với một hình thức kỷ luật nghiêm trọng; và liên quan đến tạm tha và đơn xin ân xá và yêu cầu phiên điều trần.

(Xem Chương 10 phần 3 về điều kiện giam giữ, phần 8 về về các biện pháp kỷ luật và phần 10 và 11 về nhiệm vụ điều tra và quyền đòi khắc phục việc tra tấn và ngược đãi khác)

Xem các phần khác tại đây